Những phiền toái khi bị viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng nên sử dụng khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng để tránh được những dị nguyên có mặt khắp mọi nơi.

15.5944

Dị nguyên có ở khắp mọi nơi khi bạn bị viêm mũi dị ứng

Theo Tiền phong, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, nổi mề đay, hen suyễn, tổ đĩa, chàm. Chính vì vậy nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên).

Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như bụi (nhất là bụi công nghiệp, bụi ở vùng có tình trạng vệ sinh kém), phấn hoa, lông chó, mèo và ký sinh trùng như bào tử nấm mốc, mò, mạt, bọ chét.

Những loại này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten) khi gặp kháng thể tương ứng đã có sẵn trong cơ thể thì ngay lập tức xẩy ra hiện tượng phản ứng dị ứng.

Phản ứng sẽ xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mũi (ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi).

Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ (dị nguyên) ra khỏi vùng niêm mạc mà chúng vừa mới xâm nhập.

Do cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết đến viêm mũi dị ứng cho nên cùng một tác nhân gây kích thích, dị ứng nhưng có người sẽ bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị.

Điều này được thể hiện rõ khi trong một gia đình có nuôi chó, mèo thì không phải mọi người đều bị viêm mũi dị ứng mà chỉ có một ít số người nào đó mắc phải mà thôi.

Đối với viêm mũi dị ứng mạn tính thì còn có thêm vai trò tác động của vi khuẩn gây bệnh, biểu hiện là nước mũi đặc, nhầy mủ, mùi tanh. Một số vi khuẩn thường gặp là S. pneumoniae (phế cầu), H. influenzae, cầu khuẩn (liên cầu, tụ cầu, não mô cầu).

Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường khác như như qua da hoặc theo đường ăn uống.

Vnexpress dẫn lời thạc sĩ, bác sĩ Võ Công Minh, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, bệnh viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng gồm suyễn, nổi mề đay, chàm da. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng cao ở những nước công nghiệp phát triển do ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện những dị nguyên mới.

Viêm mũi dị ứng là những phản ứng quá mức của cơ thể, xảy ra khi hít phải vật lạ trong không khí. Bình thường khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ.

Tham khảo thuốc:

Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]