Những thuốc không dùng chung khi điều trị bệnh

SKĐS - Trong chữa bệnh, việc kết hợp các loại thuốc không đúng không những lâu khỏi bệnh mà còn có hại.

15.5995

 

 

Trong chữa bệnh, việc kết hợp các loại thuốc có tác dụng nâng đỡ, bổ trợ cho nhau làm người bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên theo bác sĩ Vũ Huy Hiệu, việc kết hợp các loại thuốc không đúng không những lâu khỏi bệnh mà còn có hại. Hãy bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản trong dung thuốc trị bệnh các bạn nhé. -Khi uống kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu không nên uống sắt. Vì viên sắt chống lại sự hấp thu của thuốc. Sắt làm kết tủa thuốc kháng sinh đến mức mà nếu như bạn dùng viên sắt liều cao thì nó có thể giảm tới 1/3 nồng độ thuốc được hấp thu vào máu. Với nồng độ thiếu hụt như thế, thuốc chẳng thể diệt được vi khuẩn ở đường tiết niệu.

-Tetracyclin không được dùng với canxi. Vì canxi liều cao sẽ làm kháng sinh tetracycline bị kết tủa không thể hòa tan đi vào cơ thể được. Khi bị bệnh tiêu chảy cấp do ngộ độc thực phẩm hay rối loạn đường tiêu hóa mà dùng tetracyclin thì đừng có tham thuốc bổ hay bất cứ thuốc gì khác.

-Trị nghẹt mũi thì đừng dùng long đờm. Thuốc long đờm làm tăng tiết dịch để làm hóa lỏng đờm. Cơ chế này hoàn toàn đối kháng với thuốc làm co mạch mũi trong điều trị nghẹt mũi. Bởi nghẹt mũi là do dịch mũi chảy ra quá nhiều, bác sĩ thường kê thuốc co mạch để giảm dịch mũi chảy ra.

-Một trong các nguyên tắc điều trị với thuốc kháng sinh là không nên truyền đạm đồng thời. Điều cơ bản nhất trong dùng thuốc kháng sinh là phải đủ liều lượng, mà cụ thể ở đây là liều lượng được thể hiện trong máu. Khi đang dùng kháng sinh điều trị, việc truyền đạm vào đã làm tăng nồng độ đạm trong cơ thể. Hệ quả là tăng chất gắn kết thuốc làm giảm nồng độ thuốc ở dạng hoạt hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính điều trị.

-Dùng thuốc chống hen, cấm dùng chẹn beta. Thuốc chẹn beta là một trong các thuốc chống tăng huyết áp và điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Những thuốc này làm co thắt đường thở nghiêm trọng và hoàn toàn đối kháng với tác dụng của thuốc chống hen.

-Dùng thuốc chống đông, bỏ luôn vitamin K. Các bệnh nhân bị bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ não thể nhồi máu, bệnh nhân ghép tạng thường phải dung thuốc chống đông nếu không tai biến có thể dễ dàng lặp lại. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng với vitamin K vì vitamin K là một thành tố quan trọng tạo nên chuỗi chu trình đông máu, một điều đang cần ngăn trở khi dùng thuốc chống đông.

SKĐS

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]