Những vitamin và khoáng chất cần thiết với trẻ nhỏ trong mùa lạnh

Ai cũng biết vai trò quan trọng của vitamin đối với cơ thể dù chỉ cần một lượng nhỏ. Có nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ, giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, phát triển và hoàn thiện chức năng miễn dịch. Dưới đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng nhất đối với trẻ tuổi chập chững. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

31.1887
  • 1

    Vitamin D trong dinh dưỡng của bé 

    Lượng Vitamin D thích hợp giúp cho sự phát triển, khỏe mạnh của xương và răng, cũng như tốt cho sự hấp thụ hay chuyển hoá các vitamin và khoáng chất khác như canxi.

    Đồng thời, loại vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, một căn bệnh làm mềm của xương.

    Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D thì chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng.

    Đã có rất nhiều nghiên cứu lớn khẳng định vai trò của vitamin D trong những ngày mùa lạnh. Bình thường, cơ thể tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Nhưng ai cũng biết vào mùa lạnh, trời thường ít nắng, dẫn tới việc cơ thể không tổng hợp được lượng vintamin cần thiết để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động hằng ngày.

    Để tránh bị thiếu vitamin D vào ngày lạnh, bạn nên cho bé uống vitamin bổ sung theo toa của bác sĩ hoặc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như sữa và các chế phẩm từ sữa.

  • 2

    Vitamin A

    Dưa hấu, xoài, ớt chuông... không chỉ dồi dào vitamin C mà lượng vitamin A cũng rất phong phú.

    Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo, cùng với vitamin D, được lưu trữ trong các mô mỡ của cơ thể. Loại vitamin này cần thiết cho thị lực trẻ, cũng như sự khỏe mạnh của da và tốt cho hệ miễn dịch.

    Thiếu vitamin A còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.

    Vitamin A được tìm thấy trong các loại rau và trái cây màu vàng, cam, cũng như xanh sẫm và sữa.

    Trong mùa lạnh, vitamin A kết hợp với vitamin C là một "bộ đôi hoàn hảo" để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh các chứng cảm cúm. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong cá, gan, sữa và trứng.

  • 3

     Vitamin C

    Vitamin C là một vitamin tan trong nước nên nó cần phải được thường xuyên bổ sung. Trẻ em nên ăn 2 hoặc nhiều hơn khẩu phần vitamin C hàng ngày để giữ cho các mô cơ thể khỏe mạnh và để giúp vết thương lành lại.

    Vitamin C cũng giúp cơ thể của trẻ chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc hấp thụ sắt. Trẻ thiếu hụt vitamin C do không ăn đủ trái cây và rau quả.

    Những ngày lạnh con bạn rất dễ bị cảm, các bác sĩ khuyên nên bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả giàu vitamin C như bưởi, cam thay vì dùng  vitamin dạng siro bổ sung. Vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật khác.

  • 4

    Vitamin E 

    Vitamin E hạn chế sản sinh ra những nhân tố có thể gây hại tới các tế bào. Nó đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch, sửa chữa AND và quá trình trao đổi chất.

    Vitamin E được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh, đậu đỗ và các loại hạt. 

    Mùa lạnh nhất là khi vào đông, da em bé dễ bị khô. Đây là lúc bạn càng nên bổ sung vitamin E cho con, vừa xoa ngoài vừa uống để giữ da luôn ẩm và mịn màng.

  • 5

     Canxi

    Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.

    Canxi rất cần thiết cho não và hệ thần kinh, cho quá trình đông máu, sự chắc khỏe của xương và răng cũng như hấp thu vitamin B12.

    Liều lượng khuyến cáo của canxi đối với trẻ mới biết đi là 800mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu canxi cho trẻ là các sản phẩm sữa (sữa, sữa chua, phô mai), nước cam có bổ sung thành phần hoặc các loại rau màu xanh đậm.

  • 6

    Sắt

    Sắt có nhiều trong các loại thịt

    Trẻ cần nhận được khoảng 15mg sắt mỗi ngày.

    Sắt cần thiết cho hoạt động miễn dịch của trẻ mới biết đi và việc sản xuất hemoglobin cung cấp oxy cho các tế bào. Trẻ sẽ bị thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống khi không ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt.

    Sắt tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

    Khi thiếu sắt, trẻ có thể bị thiếu máu với các triệu chứng như tái da, trẻ hay quấy, tỏ ra khó chịu.

    Việc bổ sung một lượng lớn sữa cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt. Do đó, bác sĩ có thể có quy định bổ sung sắt.

  • 7

    Kali

    Kali phối hợp với natri, giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, nhờ đó duy trì sự khỏe mạnh của huyết áp. Trong thực tế, một chế độ ăn ít kali nhiều natri có thể là yếu tố gây cao huyết áp. Kali còn giúp nhịp tim đều và các cơ khỏe mạnh. Về lâu dài, nó có tác dụng giảm nguy cơ bị sỏi thận cho bé. 

    Lượng kali theo tuổi mỗi ngày ở bé: Bé 1-3 tuổi: 3000mg/ngày, bé 4-8 tuổi: 3.800mg/ngày.

    Rau xanh, hoa quả tươi là nguồn dinh dưỡng giàu kali. Sữa, thịt, ngũ cốc cũng chứa kali. 

  • 8

    Canxi

    Tôm, cua chứa hàm lượng canxi cao

    Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.

    Canxi rất cần thiết cho não và hệ thần kinh, cho quá trình đông máu, sự chắc khỏe của xương và răng cũng như hấp thu vitamin B12.
     
    Liều lượng khuyến cáo của canxi đối với trẻ mới biết đi là 800mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu canxi cho trẻ là các sản phẩm sữa (sữa, sữa chua, phô mai), nước cam có bổ sung thành phần hoặc các loại rau màu xanh đậm.
  • 9

    Kẽm

    Kẽm quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi vì, hơn 70 enzyme cần kẽm để hoàn thành tốt vai trò tiêu hóa và hấp thu. Vì thế, thiếu kẽm làm bé còi cọc, chậm lớn.

    Kẽm có mặt trong rất nhiều thực phẩm như: đậu phụ, đậu đỗ nấu chín, ức gà, sữa, lúa mỳ, thủy hải sản...

    Lượng kẽm tối đa được đề nghị cho bé 1-3 tuổi là 7mg/ngày. Và bé 4-8 tuổi là 12mg/ngày. 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]