Ốm nghén như thế nào sẽ tốt cho thai nhi?

Cố gắng có con, chị Ngân, 31 tuổi, Hà Nội chưa kịp mừng vui vì sự kiện trọng đại này trong gia đình thì chị phải chịu đựng những cơn ốm nghén hành hạ suốt cả ngày, cả tuần khiến chị phờ phạc…

15.5963
>  
Chị đang mang thai đến tuần thứ 12 và là 1 trong khoảng 45% phụ nữ mang thai trải qua cả hai tình trạng buồn nôn và nôn mửa. Khoảng 25% những phụ nữ khác chỉ chịu đựng những cơn buồn nôn.
 
“Thường thì mình cảm thấy trong người không ổn khoảng 3-4 lần/ngày và thường xuyên buồn nôn. Khi hỏi những người xung quanh thì họ bảo đó là hiện tượng bình thường khi mang thai và sẽ hết khi đến cuối quý I. Mình hi vọng nó sớm chấm dứt để mình tận hưởng nốt niềm vui làm mẹ”, chị Ngân chia sẻ.
 

Vậy nguyên nhân khiến chị Ngân và các bà bầu khác có những cơn ốm nghén là gì?

Thực sự thì không ai có thể giải thích rõ nguyên nhân. Buồn nôn diễn ra bất cứ thời gian nào trong ngày. Trong số tất cả những phụ nữ ốm nghén thì có khoảng 85% bà bầu chịu đựng 2 lần buồn nôn/ngày và còn lại là chịu đựng khoảng 3-4 lần buồn nôn/ngày.

Theo các chuyên gia khoa học thì có thể hormone beta-HCG liên quan tới hiện tượng ốm nghén trong thai kỳ. Do lượng hormone này tăng lên nhanh chóng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nên bà bầu mới bị ốm nghén.

Đến nay, câu hỏi tại sao beta-HCG lại gây ra hiện tượng ốm nghén vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Một số các nhà khoa học tin rằng, có thể là do lượng đường trong máu ít đi cho nên bà bầu cảm thấy buồn nôn. Thực tế, các bác sỹ khi xét nghiệm lượng đường trong máu của các bà bầu thì thấy rất thấp. Có bà bầu ăn nhiều và ăn thường xuyên làm tăng lượng đường trong máu, những cơn buồn nôn của họ giảm hẳn.

Còn số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, ốm nghén là cách tự nhiên khiến bà bầu dừng việc ăn tất cả những thứ linh tinh có hại cho sức khỏe của thai nhi trong quý I của thai kỳ - giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển.

Ốm nghén xảy ra với ai hay bất cứ người nào?

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, điều kiện văn hóa và cân nặng trước khi mang thai nhưng không xác định được sự liên quan trong bất cứ trường hợp nào.

Tuy nhiên, một thực tế là những phụ nữ mà mang thai hai hoặc ba thì thường bị ốm nghén vì lúc đó lượng hormone tăng cao hơn trong cơ thể họ.

Khi nào thì ốm nghén có thể chấm dứt?

Tất cả những phiền não này sẽ chấm dứt vào những tuần cuối của quý I trong thai kỳ.

Từ tuần thứ 7-10 là bạn phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn ốm nghén đến tuần thứ 12-14 là các triệu chứng ốm nghén giảm hẳn.

Trong một vài trường hợp hiếm, hiện tượng tương tự ốm nghén xảy ra trong quá trình lâm bồn nhưng rất hiếm. Đó không phải là ốm nghén thực sự mà là do cơ thể của bạn quá tập trung vào việc sinh bé cho nên quên đi quá trình làm việc của dạ dày, vì thế tất cả những gì bạn ăn vào đều nôn ra.
 
Ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi?

Nếu bạn thường xuyên bị nôn và không thể giữ lại thức ăn cho bản thân và cho thai nhi thì cũng nên lo lắng. Nhưng bản chất ốm nghén không có hại cho thai nhi hoặc báo hiệu thai nhi không được ổn. Thai nhi cần được hấp thu dinh dưỡng từ người mẹ. Trên thực tế, ốm nghén là dấu hiệu tốt. Một vài nghiên cứu khoa học tìm ra được mối liên hệ giữa ốm nghén và tỉ lệ sảy thai. Ốm nghén làm giảm nguy cơ sảy thai.

Điều đó không có nghĩa là nếu không ốm nghén thì thai nhi có vấn đề.
 
Theo Eva
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]