Phát minh cứu mạng của các teen

SKĐS - Phát minh cứu mạng của các teen góp phần phát hiện sớm bệnh, giảm thiểu rủi ro và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh

0

Dù chỉ mới ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng những cô bé, cậu bé nhỏ tuổi với tấm lòng thánh thiện và khát khao cống hiến cho đời, mang lại niềm vui và sinh mạng đến cho người thân yêu, đã phát minh ra những sáng kiến cứu mạng, góp phần thay đổi chất lượng sống của người bệnh.

Kylie Simonds (11 tuổi thuộc bang Connecticut, Mỹ) đã phát minh ba lô hóa trị di động I-Pack cho trẻ em điều trị ung thư. Bản thân cô bé từng thoát khỏi tử thần do mắc bệnh cơ vân sarcoma, một dạng ung thư mô liên kết khi mới 8 tuổi. Lúc đó, các cột treo hóa chất rất nặng và vướng víu khiến em không thể nào di chuyển được. Giành giải thưởng tại cuộc thi Phát minh Connecticut vào tháng 8/2014, em đã đăng ký bằng sáng chế và đang cố gắng quyên tiền để đưa những chiếc ba lô hóa trị ung thư nhi khoa này vào sản xuất.

Thiết bị cảm ứng có thể gửi cảnh báo qua di động khi một bệnh nhân mất trí nhớ bắt đầu đi lang thang ra khỏi giường đã giúp Kenneth Shinozuka (15 tuổi) giành giải thưởng khoa học trị giá 50 nghìn USD. Phát minh của em sử dụng thiết bị cảm ứng không dây có kích cỡ như đồng xu đeo vào chân bệnh nhân. Bộ cảm ứng này sẽ phát hiện ra áp suất khi người bệnh đứng dậy, kích hoạt cảnh báo có thể nghe thấy trên điện thoại thông minh của người chăm sóc sử dụng trình ứng dụng. Cảm hứng cho sáng kiến của cậu chính là người ông bị mắc bệnh Alzheimer.

Thần đồng năm thứ 2 đại học, Jack Andraka vượt qua 1.500 thí sinh khác để rinh giải thưởng 100 nghìn USD của Intel nhờ thiết bị phát hiện ung thư tuyến tụy. Hơn 85% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán quá muộn, khiến số bệnh nhân có cơ hội sống sót chưa đến 2%. Do vậy, phát minh của chàng thanh niên này có ý nghĩa chiến lược.

LiLy (theo Oddee)

 

15.606--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]