Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Tháng 7 là cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Tính đến ngày 3/7, tại BV Nhi Trung Ương đã ghi nhận 46 trường hợp nhiễm bệnh, chủ yếu là ở trẻ em.

15.5999

Sau dịch sởi, tay chân miệng, nhiều người lo sợ đến bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết bùng phát.

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh gây tổn thương nghiêm trọng não và hệ thần kinh trung ươn. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường rơi vào các tháng mùa hè, đặc biệt từ tháng 5 - tháng 8 thường là mùa dịch bệnh "lộng hành".


Ảnh: flickr.com

Đối tượng "tấn công" của bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 85%) và trẻ em dưới 1 tuổi (chiếm 15 %). Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác ở vùng có vi rút viêm não Nhật Bản "ngự trị".

Nguyên nhân gây bệnh

• Viêm não Nhật Bản là bệnh do muỗi truyền. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm vi rút (thường là từ lợn, bò, gà...), sau đó đốt người và truyền bệnh cho người.


Ảnh: flickr.com

• Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người nên khi ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh vẫn không lây bệnh.

Biểu hiện bệnh

• Người mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện chính là sốt cao (39-40 độ C) và kèm theo các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác...


Ảnh: flickr.com

• Trẻ nhỏ khi mắc bệnh sẽ mất ngủ, quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc li bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh). Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Một bệnh nhân đang được điều trị bệnh viêm não Nhật Bản tại BV Nhi TW.  Ảnh: internet

Nguy cơ tử vong 10-20%

Viêm não Nhật Bản là bệnh rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao từ 10-20% và là một trong những bệnh để lại di chứng đặt biệt nặng nề (chiếm đến hơn 50%).

Các di chứng thường gặp như: đần độn, bại liệt, động kinh, giảm học lực… thường gây tàn phế, mất khả năng lao động.

Cách phòng ngừa

Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

+ Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi

+ Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

+ Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Ảnh: flickr.com

Điều trị

Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu là hồi sức cấp cứu, điều trị triệu chứng, chống phù não, an thần, chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm, chống loét và tăng cường dinh dưỡng...


AloBacsi.vn
Theo Đình Huệ - Phụ Nữ Online
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]