Phòng tránh áp-xe gan đường mật

Tôi năm nay 30 tuổi, vừa qua đột nhiên xuất hiện đau hạ sườn phải, sốt cao rét run, đi khám được chẩn đoán áp-xe gan đường mật.

15.6065

Tôi năm nay 30 tuổi, vừa qua đột nhiên xuất hiện đau hạ sườn phải, sốt cao rét run, đi khám được chẩn đoán áp-xe gan đường mật. Đã được điều trị kịp thời, bệnh đã ổn định. Tôi xin hỏi để dự phòng tránh tái phát cần làm gì?

Nguyễn Thị Lan(Ninh Bình)

Áp-xe gan - đường mật là bệnh cảnh khá phổ biến đứng hàng thứ hai sau áp-xe gan amíp, đồng thời là một cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật và giun đũa chui vào đường mật - túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật quản. Bệnh thường khởi phát đột ngột, tự nhiên xảy ra mà không có một dấu hiệu nào báo trước. Các triệu chứng chính là đau, sốt, vàng da, vàng mắt. Có thể có túi mật to, đau; tổn thương đường mật ngoài gan, viêm ống mật chủ và triệu chứng của tụy.

Nếu không được điều trị hoặc không đáp ứng sẽ chuyển thành giai đoạn áp-xe gan mật quản thường là vào tuần thứ hai, với triệu chứng nhiễm khuẩn ngày càng nặng với sốt cao kèm rét run. Tắc mật ngày càng nhiều với vàng da vàng mắt đậm. Gan to nhanh rất đau, có điểm đau khu trú nhiều chỗ. Ngoài ra còn có thể có túi mật to, đau hoặc dấu hiệu tổn thương ống mật chủ, tụy.

Biến chứng của áp-xe gan - đường mật thường nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nặng nề nhất là nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị ngoại khoa khó thực hiện vì bệnh nhân đau trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng có thể có choáng, hơn nữa ở đây có nhiều ổ áp-xe kích thước nhỏ có thể nằm sâu khó có thể phát hiện hoặc loại bỏ. Nói chung phẫu thuật chủ yếu nhằm loại bỏ các tắc nghẽn cơ học như giun hoặc sỏi.

Để dự phòng cần duy trì một chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, định kỳ 6 tháng -1 năm tẩy giun một lần để hạn chế các yếu tố thuận lợi cho bệnh lý viêm nhiễm đường mật xảy ra.

ThS. Nguyễn Bạch Đằng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]