Phòng tránh bệnh ung thư vú, một bước đơn giản

Hãy nói “Không” với nguy cơ của căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Bí quyết phòng chống chỉ nằm ở 2 chữ “thêm” và “vừa đủ”.

15.6004

Năm 2010, bệnh ung thư vú đã tấn công gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới. Chỉ có 1/3 trường hợp mắc bệnh có thể sống sót, với điều kiện được phát hiện và điều trị sớm. Đừng “đánh đu” với cơ hội mong manh ấy và hãy bắt đầu tiến hành những thay đổi rất nhỏ và đơn giản trong cuộc sống hàng ngày để nói “Không” với nguy cơ của căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.

Bí quyết phòng chống bệnh ung thư vú nằm ở 2 chữ “thêm” và “vừa đủ”.

Thêm Vitamin D

Vitamin D có tính năng vô cùng quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch và duy trì sự tăng trưởng bình thường của các tế bào trong tuyến vú. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan tỉ lệ nghịch giữa nguy cơ ung thư vú và mức độ hấp thu vitamin D của cơ thể.

Phần lớn vitamin D trong cơ thể của chúng ta được sản sinh khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trờiChỉ cần 15 phút phơi nắng/ngày, 3 lần/tuần đã có thể cung cấp vượt chỉ tiêu lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Theo tính chất bắc cầu, chỉ cần 15 phút phơi nắng/ngày, 3 lần/tuần, chị em phụ nữ đã được tiêm liều thuốc đề kháng với bệnh ung thư vú.Tuy nhiên,

Nhiều yếu tố đã hạn chế lượng vitamin D cơ thể có thể hấp thụ từ ánh nắng như thói quen “áo khoát, khẩu trang” của người Việt Nam, màu da của từng người khác nhau, càng sậm “khó bắt nắng” và yếu tố địa lý như càng xa đường xích đạo… Vì vậy, cần phải bổ sung vitamin D qua đường ăn uống. (Không nên phơi nắng lâu hơn để bù vì nếu phơi nắng quá lâu dễ dẫn đến các nguy cơ bị ung thư da).

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Cá hồi; Cá trích; Các loại cá da trơn; Hàu; Cá thu; Cá mòi; Cá hồi đầu thép…

Lưu ý: Nên thận trọng khi chọn cá, tránh các loại cá chứa lượng lưu huỳnh cao. Có thể tham khảo bài Các món sushi cho thai phụ để chọn loại thủy hải sản chứa ít lưu huỳnh.

Các loại thực phẩm khác gồm: Sữa tươi; Sữa đậu nành; Sữa chua; Nước cam; Trứng…

Bạn còn có thể bổ sung thêm vitamin D qua các loại thuốc bổ sung. Cách an toàn và hiệu quả nhất là tư vấn từ bác sĩ, tiến hành xét nghiệm để biết lượng vitamin D cần thiết trong huyết thanh (lượng này khác nhau ở mỗi người).

Vừa đủ rượu, bia

Càng về cuối năm càng có nhiều dịp để mọi người chén thù chén tạc, các dịp lễ, mùa giáng sinh, tết Tây, thậm chí cả thời tiết se lạnh cũng kích thích mọi người nhâm nhi chút chất cay

Nhưng cẩn thận vì rượu và các chất nước có cồn có thể làm tăng nguy cơ của ung thư vú, đặc biệt đối với bạn gái ở tuổi vị thành niên và những năm đầu tuổi 20, khi bộ ngực vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen, chất có thể làm phát triển các hóc môn ung thư tuyến E+ (estrogen receptor positive) trong cơ thể người phụ nữ, có thể vì vậy mà có sự liên hệ tỉ lệ thuận giữa việc uống rượu quá liều với sự gia tăng nguy cơ bệnh ung thư vú.

Có ít nhất 4% các trường hợp bị ung thư vú ở phụ nữ tại các quốc gia phát triển có liên quan đến việc uống rượu bia. Ở Pháp, con số này còn lên đến 9%.

Bí quyết phòng tránh ung thư vú với rượu bia là “vừa đủ”. Cứ 10 gram chất cồn vượt quá liều lượng cho phép sẽ làm tăng 10% nguy cơ ung thư (1 ly rượu vang đo được chừng 11 gram). Một ly rượu mỗi ngày là vừa đủ, trong khi uống nhiều hơn 3-4 ly trong một ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp 50 phần. Vì vậy, nên uống các thứ cuống có cồn một cách có kiểm soát trước khi quá muộn, đặc biệt là với các bạn gái ở tuổi dậy thì và U20.

Đối với các trường hợp đã chữa lành bệnh ung thư vú, chỉ cần 3 – 4 ly rượu mỗi tuần đã đủ để làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và đặc biệt càng dễ dàng hơn với phụ nữ đã mãn kinh và phụ nữ thừa cân.

Các tín đồ của rượu có thể tập thói quen hạn chế rượu bia bằng cách uống mocktail, thức uống được pha chế theo công thức và sử dụng nguyên liệu của món cocktail, ngoại trừ chất cồn, ví dụ, Virgin Marys là phiên bản không vodka của Bloody Marys, Cosmo-Nots vẫn nồng nàn vị nước ép trái nam việt quốc mà không cần đến cồn.

Ung thư vú không chỉ là vấn đề của sự sống và cái chết mà còn liên quan đến kinh tế, những tổn thương và nỗi đau về tinh thần và thể xác của người bệnh và gia đình. Chỉ cần tiến hành những cải tạo rất nhỏ trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn đã có thể tránh xa khỏi nguy cơ của căn bệnh hiểm ác này.

Thêm rau, thêm trái cây

Các chuyên gia về bệnh ung thư vú khuyên nên bổ sung rau quả vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh: Inmagine

Tình trạng tiêm nhiễm thuốc trừ sâu trong các loại rau và trái cây gây hoang mang và vô tình khiến người tiêu dùng xa rời “vị thuốc thần dược” ngon miệng, và “phổ cập” này. Các chuyên gia về bệnh ung thư và các nhà dinh dưỡng học vẫn tuyên dượng lợi ích phòng ngừa và chữa bệnh nói chung và bệnh ung thư nói riêng của rau trái củ quả. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn liên tục đưa ra các khuyến cáo về tác hại vô biên của các loại thuốc trừ sâu và hóa chất bị các gian thương lạm dụng trong loại thực phẩm tuyện vời này.

Cơ quan Nghiên cứu bệnh ung thư quốc tế(IARC) đã phân loại khoảng 40 hóa chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu có đăng ký nằm trong diện được biết, bị nghi ngờ và có khả năng là nhân tố gây bệnh ung thư.

Giải pháp căn bản và cũng đơn giản nhất để có thể vừa khỏe, vừa gỡ bỏ mối lo “càng ăn càng bệnh” với trái cây và rau củ là rửa sạch trước khi ăn và ăn trái cây theo mùa. Trái cây trong mùa (giữa mùa) dư thừa về số lượng, tươi ngon về chất lượng nên nguy cơ bị lạm dụng hóa chất bảo quản không cao bằng trái cây trái vụ.

Thêm các loại cá nhỏ

Tương tự rau củ, cá cũng nằm trên lằn ranh mong manh giữa ‘thần dược” và “độc dược”. Một mặt, ăn cá giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim và cải thiện “sức khỏe” của bộ não, đồng thời là liều thuốc ngừa ung thư vú nhờ vào EPA, DHA và nhiều dưỡng chất khác có rất nhiều trong cá.

Các nghiên cứu được tiến hành trên động vật đã khẳng định vai trò của EPA and DHA trong việc ngăn chặn sự sản sinh của các tế bào ung thư vú, tuy tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có chứng cứ xác thực cho lợi ích tương tự trên người.

Nồng độ EPA và DHA biến động giữa các loài cá khác nhau. Các loại cá có độ béo cao, sinh trưởng tại các vùng nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi là “nhà phân phối” chính của 2 loại acid béo omega-3 này.

Một vài loài cá còn chứa rất nhiều vitamin D (xem Phòng tránh bệnh ung thư vú, một bước đơn giản – Phần 1) – chất có tính năng củng cố hệ miễn dịch và duy trì sự tăng trưởng bình thường của các tế bào trong tuyến vú, và giàu chất khoáng selen – chất hỗ trợ cơ thể tăng cường sản xuất chất chống oxy hóa.

Mặt khác, một vài chủng loại cá chứa hàm hượng thủy ngân rất cao trong cơ thể và nhiều loại chất gây ô nhiễm khác như dioxin và PCB (polychlorinated biphenyls) là mối nguy hại nghiêm trọng hơn nhiều loại virus. Tuy chưa có chứng cứ khoa học buộc tội lưu huỳnh là thủ phạm gây bệnh ung thư vú nhưng người tiêu dùng vẫn không khỏi e ngại trước những nguy cơ rõ ràng lẫn tiềm tàng của nó. Trẻ em và phụ nữ đang mang thai nên đặc biệt lưu ý để lựa chọn các loại cá ăn toàn cho sức khỏe .

Thủy ngân và các chất ô nhiễm trong nước (và lẫn trong không khí quanh khu vực hồ nước) được hấp thu và tích trữ trong cơ thể cá. Các loài cá có kích thước càng to thì hấp thụ và tích trữ càng nhiều thủy ngân; bên cạnh đó, cá lớn nuốt cá bé và nuốt và tích trữ cả các độc tố trong cơ thể nạn nhân của nó.

Giải pháp: Những loài cá an toàn có kích thước nhỏ đến không quá lớn.

Các loài cá ngừ đại dương, cá kiếm, cá thu… là nhóm cá nổi tiếng chứa nồng độ thủy ngân cao. Danh sách hoàn chỉnh có thể tìm thấy trên website chính thức của Cơ quan bảo vệ môi trường EPA.

Món nướng: Vừa chín tới, thêm sốt BBQ, thêm rau

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện nguy cơ ung thư vú tăng cao ở những người ăn nhiều các món nướng hơn người thường xuyên ăn hoa quả và rau. Tin vui cho những ai có một góc tâm hồn gắn liền với các món nướng là nguy cơ của bệnh ung thư vú chỉ liên quan đến các trường hợp ăn đồ nướng không đúng cách. Dưới đây là các bí quyết để vừa được ăn ngon vừa đảm bảo sức khỏe vòng 1.

Nướng thịt vừa chín tới:

Thời gian nướng càng dài và nhiệt độ càng cao sản sinh càng nhiều HCA (heterocyclic amine)- một hợp chất có thể gây tổn thương ADN và góp phần gây ung thư, đặc biệt là trong các phần bị cháy đen của thịt.

Một hoá chất cũng rất độc hại cho các tế bào tuyến vú là polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) sản sinh khi khi mỡ động vật nướng nhỏ xuống làm bùng ngọn lửa và tạo khói. Khói và lửa mang PAH áp vào bề mặt món nướng. Những phần màu đen, hoặc cháy thành than của món nướng chứa hàm lượng PAH cao nhất.

Vì vậy, cách nướng thịt tốt nhất là cắt thịt lát mỏng để hạn chế thời gian nướng và lọc mỡ để tránh sự sản sinh của các chất PAH. Không chỉ có thịt, kể cả rau củ nếu nướng không đúng cách vẫn có khả năng sản sinh HCA nên tuyệt đối phải loại bỏ các phần bị cháy đen trên bất kỳ loại thực phẩm nướng nào. Nên nướng thịt ngoài trời hoặc đặt quạt, các loại máy hút khói nếu nướng trong nhà.

Thêm sốt BBQ:

Các nghiên cứu cho thấy thịt được ướp nước sốt tồn tại ít nguy cơ của HCA hơn. Nguyên nhân là vì trong các loại nước sốt BBQ bao gồm nhiều loại thảo mộc như hương thảo, húng tây, cây ngải đắng, tỏi… các nguyên liệu đã được chứng minh có tính năng làm hạ lượng HCA.

Vừa đủ ánh sáng, thêm bóng đêm

Trong thời đại viễn thông phát triển thần kỳ như ngày nay, không chỉ ranh giới về không gian mà ngay cả ranh giới giữa ngày và đêm cũng dần biến mất. Điện thoại, tin nhắn, e-mail, TV, máy vi tính mở sáng và cập nhật thông tin cho chúng ta 24/7 . Đặc biệt, đây là những tiện ích không thể thiếu cho những người có nhu cầu làm việc về đêm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm việc ca đêm có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những phụ nữ làm việc vào ban ngày.

Các nhà khoa học Israel đã đánh đồng sự “dư thừa” ánh sáng, và thiếu bóng tối là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú. Nghiên cứu cho thấy những người sống ở cách khu vực tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng về đêm, bao gồm ánh sáng đèn đường, đồng hồ điện tử, đèn phòng tắm… có nguy cơ cao của bệnh ung thư vú. Nguyên nhân có liên quan đến sự sụt giảm melatonin, một hormone giúp điều chỉnh chu kỳ nghỉ ngơi của cơ thể và đảm bảo chức năng của tế bào, gián tiếp hạn chế sự hoạt động của các tế bào ung thư . Melatonin sản xuất nhiều nhất về đêm (trong điều kiện của bóng tối) và rất ít trong ngày (điều kiện của ánh sáng). Ánh sáng đèn tại các bar, club, đèn đường … tuy vào ban đêm nhưng vẫn là điều kiện khiến mức độ melatonin sản sinh thấp hơn.

Làm thế nào để có được “bóng đêm tuyệt đối”vào… ban đêm?

- Kéo rèm cửa hoặc đeo băng bịt mắt khi ngủ nếu cửa sổ phòng bạn được chiếu sáng bởi ánh đèn đường.

- Ngay cả khi thức dậy giữa đêm, đừng bật đèn. Trừ khi bị quáng gà, mắt chúng ta có khả năng làm quen với bóng tối rất nhanh.

- Hãy che đồng hồ lại bằng cách đặt một cuốn sách phía trước hoặc quay mặt đồng hồ ra ngoài. Hoạt động nhấp nháy của đồng hồ điện tử đặt ở đầu giường sẽ làm giấc ngủ của bạn chập chờn theo nó.

- Tắt điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử có ánh sáng hoặc đặt chúng bên ngoài phòng ngủ.

Bóng đêm vẫn chưa đủ, phải có đủ ánh sáng mặt tự nhiên.

Các nhà khoa học tin rằng việc hấp thu không đủ ánh sáng tự nhiên từ mặt trời cũng làm giảm việc sản xuất của melatonin. Ví dụ, nếu bạn đi làm trước lúc mặt trời mọc và về nhà sau khi mặt trời lặn, kèm theo nơi làm việc không có cửa sổ cho nắng rọi vào. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nếu có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng , quá trình sản xuất melatonin sẽ bắt đầu sớm hơn vào ban đêm. Vì vậy, nếu có thời gian, hãy thưởng thức ly cà phê hoặc làm vài động tác thể dục ở ngoài trời trước khi đi làm; tốt nhất là hướng mặt về hướng đông để đón những tia nắng tốt lành đầu tiên của ngày.

Nhận thức đầy đủ về các đồ chứa bằng nhựa

Nhựa là một trong những phát minh vĩ đại nhất làm thay đổi lịch sử loài người nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ của căn bệnh ung thư vú. Một khi không thể sinh hoạt thiếu các vật dụng bằng nhựa, hãy tập làm quen, phân loại và sử dụng chúng, đặc biệt cho mục đích lữu trữ các loại thực phẩm.

Hãy đọc các dấu hiệu in dưới đáy chai hoặc các vật dụng bằng nhựa.

Hình tam giác số 1: An toàn, nhưng không nên tái sử dụng. Nhựa PETE (polyethylene terephthalate) mỏng, màu sắc trong suốt thường được dùng làm chai nước, nước ngọt có ga, chai đựng dầu ăn, chất tẩy rửa, sản phẩm làm sạch… và sẽ đánh mất độ an toàn trong lần sử dụng thứ hai.

Hình tam giác số 2: An toàn, thông báo nguyên liệu cho vật dụng làm từ nhựa tỉ trọng cao HDPE, có độ dày kiên cố, được dùng làm bình sữa, hộp bơ, magarine, một số chất tẩy rửa, chai dầu gội đầu.

Hình tam giác số 3: Không an toàn cho thực phẩm. Hình tam giác số 3 là biểu tượng cho nhựa PVC (polyvinyl clorua). Nhựa PVC được sử dụng làm bao bì , chai đựng dầu ăn, chất tẩy rửa, nước chùi kiếng, thuốc tẩy… Đừng bao giờ nấu thức ăn trong loại chất dẻo này và tránh để loại nhựa thứ 3 này tiếp xúc với bất kỳ loại thực phẩm nào.

Hình tam giác số 4: An toàn. Hình tam giác số 4 là biểu tượng cho nhựa LDPE (polyethylene tỷ trọng thấp). LDPE là nhựa dùng trong một số bọc nhựa đựng thực phẩm.

Hình tam giác số 5: An toàn. Hình tam giác số 5 là biểu tượng cho nhựa PP (polypropylene) là loại nhựa phổ biến nhất dùng để sản xuất các loại vỏ hộp đựng thực phẩm như yogurt, ketchup, si rô, hộp thuốc, làm ống hút…

Hình tam giác số 6: Không an toàn. PS chỉ nhựa polystyrene. Tuy được dùng rất nhiều trong công nghệ sản xuất ly tách, chén, tấm xốp, hộp trứng… nhưng PS không an toàn cho sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm hoặc đồ uống.

Hình tam giác số 7: Chỉ sử dụng nếu thấy chữ cái PLA hoặc một biểu tượng chiếc lá trên đồ dùng. PLA (polymer polylactide) là chất dẻo làm từ thực vật (thường là ngô hoặc mía) và an toàn để chứa thực phẩm nhưng vẫn bị liệt vào nhóm nhựa thứ 7. Nhóm này gồm tất cả các loại nhựa tổng hợp không có trong danh mục, như vỏ máy tính, nhựa chứa BPA (bisphenal )… BPA là một hóa chất tổng hợp làm tăng nguy cơ phát triển tế bào bất thường, bao gồm cả tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, rất khó có thể phân biệt được đâu là nhựa PLA và đâu là nhựa có chứa BPA độc hại.

Theo thông tin trên, hơn một nửa các chất liệu nhựa là độc hại; vì vậy, cho các mục tiêu có liên quan đến thực phẩm như chứa, bảo quản, nấu nướng, mọi người nên hạn chế và cân nhắc kỹ việc sử dụng loại nhựa thích hợp.

Dùng giấy dầu thay cho bao nylon, ưu tiên dùng đồ thủy tinh và sứ để hâm nóng thức ăn trong lò viba (ngay cả khi trên hộp nhựa có ghi an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng) là một giải pháp tốt để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú.

AloBacsi.vn
Theo Minh Ngọc - Web Trẻ thơ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]