Phòng tránh chứng hoa mắt chóng mặt

Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng này tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Việc duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện của của bệnh.

15.3625

Phòng tránh hoa mắt chóng mặt

1. Chế độ ăn khi bị chóng mặt

Khi có sự thay đổi (tăng hay giảm) về thể tích dịch trong các thành phần của tai trong thì có thể gây khởi phát cơn chóng mặt. Vì vậy, bệnh nhân thường xuyên bị tái phát chóng mặt cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích dịch ở các cơ quan trong cơ thể.

- Uống đủ nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay trời nóng.

- Hạn chế các loại thức ăn - uống ngọt hay mặn quá vì sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của tai trong.

- Tránh uống cà phê hay thức uống có cồn (bia, rượu) vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu làm mất nước.

- Tránh những loại thực phẩm có chứa axit amin tyramine vì nó có thể gây khởi phát bệnh Migraine (thể nhức đầu kèm chóng mặt), như: rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, sô-cô-la, chuối, cam, quýt, chanh, trái sung, phô-mai, các loại hạt.

2. Tránh các chất không phải là thực phẩm

Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình, như: thuốc kháng viêm không steroid (ví dụ: aspirin có thể làm ù tai hơn; ibuprofen gây giữ nước, rối loạn chất điện giải), chất nicotine (trong thuốc lá, gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong).

3. Các biện pháp vận động tại nhà

Những trường hợp chóng mặt lành tính do tư thế có thể được khắc phục khi thực hiện một số biện pháp sau ngay tại nhà:

- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đặc biệt từ tư thế nằm để đứng dậy hay xoay đầu. Phải tưởng tượng trong đầu có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được làm ‘sánh đổ nước’ ra ngoài vì sẽ gây chóng mặt. Từ tư thế nằm phải chuyển từ từ sang ngồi, giữ nguyên tư thế trong 5-10 phút, rồi mới từ từ đứng dậy luôn giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại. Trường hợp nặng có thể cần phải đeo nẹp vòng cổ cố định để hạn chế cử động đầu.

- Cố gắng nằm nghỉ ngơi (tuyệt đối) trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn chóng mặt sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị chóng mặt hay khi đang uống những thuốc điều trị chóng mặt gây buồn ngủ.

- Các bài tập phục hồi chức năng hệ tiền đình: giúp phục hồi lại chức năng thăng bằng và giảm tái phát chóng mặt về lâu dài. Những bài tập này thường được bác sĩ hướng dẫn tập trong những lần đầu ở tại phòng khám rồi sau đó bệnh nhân sẽ tự tập ở nhà với người thân. Sau khi tiến hành nghiệm pháp này cần phải tuân thủ những hướng dẫn sau để tránh tái phát (vì các tinh thể calci rơi lại vùng nhạy cảm):

+ Nằm nghỉ 10 phút sau khi tập xong;

+ Không tự lái xe về nhà.

+ Phải nằm ngủ nghỉ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (nằm trên ghế tựa hay kê đầu 2 gối cao với độ dốc khoảng 45 độ) với đầu nhìn thẳng phía trước trong 24-48 giờ sau khi tập. Điều này sẽ tạo đủ thời gian cho các tinh thể canxi (đang trôi lơ lửng trong mê đạo sau khi tập) lắng tụ vào lại túi bầu dục hoặc sẽ được hấp thu theo dòng chảy;

Trong tối thiểu 1 tuần, phải cố gắng giữ đầu thẳng đứng, tránh ngửa hay cúi đầu nhiều, tránh đứng lên - ngồi xuống; Sau 1 tuần thì có thể cử động bình thường lại nhưng phải từ từ và có người giúp đỡ hay theo dõi.

Những bài tập phục hồi chức năng tiền đình được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Trẻ em có thể đáp ứng nhanh hơn vì khả năng thích nghi bù trừ tốt hơn và chúng ít sợ chóng mặt khi cử động hơn người lớn.

Khám phá cho biết thêm, khi có cơn hoa mắt hay chóng mặt, bạn nên dừng lại tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng trên kéo dài, không cải thiện, nên nhanh chóng đi bác sĩ khám để được tư vấn, điều trị sớm.

Hoa mắt, chóng mặt đã là những triệu chứng rất khó chịu, đôi khi làm cho người bệnh sợ hãi. Đặc biệt, cần phải lưu ý hơn khi hoa mắt, chóng mặt xuất hiện ở bệnh nhân có sẵn bệnh lý trước đó như thiếu máu, tăng huyết áp, đột quỵ… hoặc có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, nuốt sặc, tê yếu tay chân.

Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng này tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, việc duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện của các triệu chứng. Tập thể dục hàng ngày, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp chúng ta tránh xa các rối loạn trên.

Ăn uống đa dạng, khẩu phần nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương cách dinh dưỡng tốt giúp góp phần đẩy lùi bệnh tật. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng và điều chỉnh dựa theo từng bệnh nhân và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt. Ví dụ, bệnh nhân hoa mắt/chóng mặt do tăng huyết áp cần giảm ăn mặn, giảm dầu mỡ. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt cần ăn nhiều thức ăn có màu sắc đậm (thịt bò, rau muống, củ dền…).

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]