Phòng và trị bệnh viêm tĩnh mạch cánh tay

Chứng viêm tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch) cánh tay (VTMCT) ít phổ biến hơn chứng viêm tĩnh mạch chân. VTMCT xuất hiện do có cục máu đông (huyết khối) gây tắc mạch.

15.6032
Chứng bệnh thường xuất hiện liền sau hoạt động quá gắng sức cánh tay: chơi môn thể thao sử dụng cánh tay mạnh mẽ như bóng ném, quần vợt, sau việc di chuyển đồ vật nặng... Sau các lần dùng kim tiêm hiến máu tiêm tĩnh mạch thông thường cũng có thể VTMCT. Ngay cả vết thương bị nhiễm trùng vùng bàn tay cũng có thể gây ra VTMCT. 2 dạng: viêm nông và viêm sâu. Viêm nông: không nên lo lắng Khi ta cảm nhận ở dưới da như có một sợi dây nhỏ cứng và đỏ: đó là VTMCT dạng nông. Nhất là khi “sợi dây” nhìn thấy đuợc bằng mắt thường, gây đau nhẹ, nóng, sưng tấy nhẹ thì càng nên yên tâm. Không có gì lo lắng vì chứng bệnh không nghiêm trọng! Dùng thuốc kháng viêm dạng thuốc mỡ bôi ngoài da và uống nhiều nước (1,5 lít/ngày) sẽ chữa trị khỏi hoàn toàn sau từ 3 đến 6 tuần lễ. Thông thường VTMCT dạng nông không chuyển thành dạng sâu. Viêm sâu: đáng lo ngại hơn VTMCT dạng sâu xuất hiện với cơn đau ở sâu vùng cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay kèm theo sưng phồng vùng bàn tay và nhìn rõ các tĩnh mạch màu xanh. Phương pháp siêu âm Dopler, phối hợp hình ảnh và âm thanh, giúp tìm ra tĩnh mạch bị cục máu đông bít kín. Sau đó, bơm một hóa chất tương phản chắn sáng vào khu vực bị thương tổn để định vị rõ nét cục máu đông. Tất cả các xét nghiệm trên được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa tim - mạch. Điều trị VTMCT dạng sâu bằng thuốc kháng đông máu, đầu tiên là thuốc tiêm dưới da (héperine) trong 2-3 ngày, sau đó uống thuốc viên nén (thuốc kháng vitamin K) trong 6 tuần tới 3 tháng. Phòng bệnh

Ưu tiên sử dụng các loại rau quả: cam, chanh, quýt, đu đủ, nho, tỏi, hành tây, các loại trà thuốc giàu chất flavônôít. Nên uống nhiều nước khi trời nóng, nhất là khi đi máy bay đường dài.

(Theo Khoa học & Công nghệ)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]