Phụ nữ với bệnh loãng xương

0

Phụ nữ có dễ bị loãng xương không?

Xương cũng như da của con người vốn thay đổi không ngừng. Xương được hình thành trong 20 năm đầu của cuộc đời hoặc hơn, sau đó xương dần dần trở nên giòn hơn, nhất là ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Một phụ nữ ở độ tuổi 40 có nguy cơ bị loãng xương đến 50 % - 60 %, trong khi ở nam giới là 25% 30%. Bệnh loãng xương làm xương dễ gãy khi bị té hoặc có khi chỉ bị một va chạm nhẹ. Thật ra, nguy cơ xảy ra bệnh đến sớm hơn người ta tưởng nhiều, thậm chí ở lứa tuổi thiếu niên cũng có thể bị bệnh.

Làm sao biết mình đã bị loãng  xương?

Thật không may là bệnh loãng xương phát triển ngấm ngầm và dấu hiệu đầu tiên mà chúng ta thấy là khi... bị gãy hoặc nứt xương. Một cách kiểm tra đơn giản do bác sĩ thực hiện gọi là đo độ cứng của xương, đã được ứng dụng từ lâu, nhằm giảm bớt nguy cơ bị gãy hoặc nứt xương và biết để điều trị. Có cách nào để giảm nguy cơ bị loãng xương? Chưa có cách nào ngăn chặn bị loãng xương nhưng bạn có thể hạn chế loãng xương ở mức độ thấp nhất:

- Một liệu pháp thay thế hormone trong hai năm đầu đối

với phụ nữ sau khi mãn kinh, đặc biệt khi mãn kinh sớm hoặc chưa mãn kinh nhưng đă cắt buồng trứng. Canxi rất quan trọng cho xương. Chất này có nhiều trong thức ăn ít chất béo, cá, trái cây (nhất là cam, quýt), đậu. Chất canxi ở dạng viên thuốc cũng cần thiết.

- Tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ hoặc chơi tennis 4 buổi/tuần giúp xương cứng hơn. Thuốc lá, rượu, cà phê là những nhân tố nguy hiểm.

P.T (DNSGCT)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]