Thắt búi trĩ là gì? Thắt búi trĩ có đau không ? Là 2 câu hỏi phổ biến của người bệnh khi thực hiện phương pháp thắt búi trĩ. Vậy thắt búi trĩ là gì ? Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi thắt búi trĩ ? Chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp này thông qua bài viết dưới đây.

Thắt búi trĩ là gì?

Đây là một phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất ở Mỹ từ năm 1958 – 1963. Thủ thuật thắt búi trĩ sử dụng một sợi dây thun để ngăn chặn hoàn toàn lượng máu chảy đến các búi trĩ. Đây là một phương pháp khá đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Cách thức để thực hiện thủ thuật thắt trĩ sử dụng dây thun : bệnh nhân sẽ được làm sạch hậu môn trực tràng ở tư thế chổng mông hoặc nằm nghiên bên trái. Sau đó, bác sĩ sẽ cho một ống nội soi đã được làm ấm và bôi trơn vào hậu môn để xem xét tình trạng của các búi trĩ.

Dây thun cần được đặt ít nhất từ 1 – 1,5 cm trên đường lược, nhằm tránh việc bệnh nhân bị đau. Giữ chặt búi trĩ bằng kẹp, sử dụng một dụng cụ để siết dây thun vào đáy của búi trĩ. Sau khi đặt dây thun xong, bác sĩ sẽ tiêm chích xơ ở các phía trên và phía dưới để cố định dây thun và siết chặt vào búi trĩ. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn sẽ không thực hiện tiêm chích xơ được, vì nếu thuốc chạy phía dưới sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn. Sau khi thắt trĩ bằng dây thun, búi trĩ sẽ teo dần lại, lâu dần bị hoại tử và sau đó vài ngày sẽ tự rụng xuống.

Chăm sóc bệnh nhân sau khi thắt búi trĩ

Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau khi thắt trĩ cũng là một khâu rất quan trọng. Sau khi thắt trĩ, bệnh nhân nên đứng dậy từ từ để không bị ngất đi. Ở vị trí búi trĩ sẽ hình thành sẹo, nó có tác dụng giữ cho tĩnh mạch không phình vào ống hậu môn. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau đớn, bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc giảm đau. Nhưng nếu trong trường hợp bác sĩ thắt búi trĩ quá gần đường lược sẽ làm cho cơn đau của bệnh nhân kéo dài, trường hợp này bắt buộc phải tháo dây thun ra.

Phương pháp thắt trĩ bằng gây thun thích hợp với các bệnh nhân bị trĩ độ 1 và độ 2 sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả và đã được loại trừ các bệnh lý nội – ngoại khoa của vùng hậu môn, trực tràng. Đặc biệt, phương pháp thắt búi trĩ này sẽ không được áp dụng cho các bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại.

Sau khi thực hiện thắt búi trĩ, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau ở vùng bụng dưới, mót đi tiêu. Mỗi lần thực hiện thắt trĩ, bác sĩ sẽ thắt từ 1 – 2 búi trĩ. Nếu bệnh nhân được vô cảm toàn thân, bác sĩ có thể xử lý được nhiều búi trĩ cùng một lúc. Sau một khoảng thời gian từ 4 – 6 tuần, các búi trĩ còn lại sẽ được tiếp tục thực hiện thắt lại.