Quần áo chống dịch bệnh

(Kiến Thức) - Bộ quần áo chống dịch bệnh có thể giúp người mặc "cách ly" hoàn toàn với môi trường dịch bệnh, thoải mái...

15.5815
Bộ quần áo chống dịch bệnh có thể giúp người mặc "cách ly" hoàn toàn với môi trường dịch bệnh, thoải mái do được thiết kế những "lỗ thông" với môi trường bên ngoài, phù hợp sử dụng cho những vùng có dịch bệnh lây lan hoặc người di chuyển qua các vùng có dịch bệnh.
Tẩm nano bạc kháng khuẩn
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ thuộc trường Đại học Huế vừa nghiên cứu thành công bộ quần áo chống dịch bệnh với những kết quả thử nghiệm rất tốt. 
TS Phan Thuần Phương, Đại học Khoa học Huế cho biết, bề mặt của sợi vải được tẩm nano bạc có khả năng chống lại vi sinh, nấm và các loại đa tế bào khác. Chất bạc tẩm trong sợi là loại bạc thuần chất. Quá trình diệt vi khuẩn xảy ra trong 3 giai đoạn gồm giảm thiểu khả năng bám khuẩn trên bề mặt, môi trường phát triển không thuận lơi cho vi khuẩn, phá hủy sự trao đổi chất của tế bào, thay thế alium với ion bạc, phản ứng của ion bạc với các loại amino acid có chứa lưu huỳnh. Độ ẩm thường của không khí đủ để phân tử bạc phản ứng với các loại vi sinh. So sánh với các chất kháng khuẩn khác, phân tử bạc không bốc hơi, phân tử bạc không bị nhiễm vào không khí và không gây nhiễm không khí.
Theo TS Phan Thuần Phương, bộ trang phục chống dịch được sản xuất từ nguyên liệu gạc không dệt, được phủ bằng nano bạc với kích thước hạt nano nhỏ hơn 15nm, thấu khí với các đặc tính kỹ thuật như 100% polypropylene, được tạo thành vải bằng công nghệ ép nhiệt cao tần hiện đại, thông qua hệ thống kim nước để tạo độ thông thoáng của vải, được kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam. 
Cơ chế chống lại virus gây bệnh của quần áo được thực hiện đơn giản. Ion bạc tiết ra từ các hạt nano bạc và phá hủy ADN cũng như các protein của vi khuẩn, các giống đơn bào, vi trùng, nấm... Sự phản ứng giữa ion bạc và các amino axit có chứa sulfur cũng như sự thay đổi kalium với bạc làm hư hại tế bào cũng như proteine khiến các lọai vi sinh bi hủy diệt. Bộ trang phục làm bằng chất liệu an toàn, được tiệt trùng bằng khí EO-GAS, có khả năng cản bụi, lọc khuẩn và diệt khuẩn với hiệu suất trên 97%, chống thấm nước và dịch bệnh. 
 Bộ quần áo chống dịch bệnh.
Mũ bao tóc, bọc giầy, găng tay kháng khuẩn
PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, bạc ở kích cỡ nano có khả năng diệt khuẩn cao hơn nhiều so với bạc thông thường. Cơ chế này được gọi tên là cơ chế bức tử vi khuẩn. Khi ở cạnh vi khuẩn, các hạt nano bạc sẽ lấy hết oxy khiến vi khuẩn chết ngạt và bị tiêu hủy. Nano bạc đặc biệt có tác dụng với vi khuẩn E.coli (thủ phạm gây ra các bệnh đường tiêu hóa) và một số vi khuẩn nấm mốc). 
Trong các vùng dịch tả, để bảo vệ cho trẻ em, các bình sữa nano bạc là một giải pháp an toàn. Bình đựng sữa hoặc bình nước được phủ nano bạc sẽ làm giảm khả năng nhiễm khuẩn có trong nước. Quần áo chống khuẩn không phải là mới lạ, nhưng để sáng chế ra quần áo chống dịch bệnh thì người ta sẽ phải thực hiện thêm các công đoạn khác để nano bạc không chỉ diệt khuẩn mà còn diệt những virus ở cấp độ tế bào.
Ngoài bộ quần áo kháng dịch bệnh, các nhà khoa học cũng đã làm ra nhiều sản phẩm kháng bệnh cùng loại gồm áo choàng, quần dài kháng khuẩn, mũ bao tóc kháng khuẩn, khẩu trang kháng khuẩn, túi giầy bọc kháng khuẩn, kính nhựa trong, găng tay cao su vô trùng... bằng công nghệ nano bạc để sử dụng trong các điều kiện yêu cầu cao về vô trùng. Mũ trùm tóc kháng khuẩn dùng để giữ tóc cố định không bị bay, chống rơi rụng tóc và vi khuẩn gây hại khi làm việc. Túi bọc giầy chống chuẩn sử dụng trong các vùng có dịch bệnh và môi trường ô nhiễm như văn phòng, nhà riêng, khu sản xuất, bệnh viện và những nơi yêu cầu vô trùng cao.
Trong điều kiện dịch bệnh Ebola hoành hành, là nỗi lo lắng của toàn nhân loại, quần áo chống dịch bệnh có thể giúp người nhà bệnh nhân, cán bộ y tế tiếp xúc với người bệnh mà không lo lắng khả năng lây lan bệnh. Các nhà khoa học hiện đã làm chủ công nghệ và sẵn sàng sản xuất để phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]