Sai lầm thường mắc trong khi điều trị bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường thướng có những sai lầm nghiêm trọng đặc biệt là trong chế độ ăn uống cũng như cách điều trị.

15.6145
Sai lầm phổ biến nhất về quan niệm bệnh tiểu đường là những quyết định khi ăn uống - ví dụ như mọi người nghĩ rằng ăn đồ ngọt gây ra bệnh tiểu đường và do vậy bệnh nhân tiểu đường sẽ không được ăn chất đường.
 
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng họ bị mắc bệnh tiểu đường vì đã ăn quá nhiều kẹo bánh ngọt.

Chúng ta biết rằng bệnh tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường.

Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ "Đã bị mắc bệnh tiểu đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa".
 
Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.
 

Mọi người mắc bệnh tiểu đường cũng như người thân thường nghĩ rằng có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường’ và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó.
 
Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác.
 
Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.
 
Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!.
 
Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại  
 
Một sai lầm khác thường gặp cho rằng bệnh tiểu đường do bác sỹ điều chỉnh, trăm sự trông vào bác sỹ (mà lỡ gặp phải bác sỹ không tốt thì...), còn bản thân bệnh nhân dường như không "liên quan" gì.
 
Bệnh nhân thực ra đã không được cung cấp đủ thông tin cũng như sự hiểu biết để 'hàng ngày tự ra các quyết định' đúng đắn về ăn uống, liều tiêm insulin.
 
Mặt khác, bệnh nhân cũng thường cho rằng cứ tùy theo mức đường máu mà bác sỹ điểu chỉnh được thuốc bất cần lượng thuốc hiện tại là bao nhiêu, với loại nào?...
 
Thực ra, điều chỉnh đơn thuốc hiện tại lại tùy thuộc rất nhiều vào lịch sử dùng thuốc của quá khứ và của ngay chính thời điểm vừa qua. Điều này ví như không thể xây tầng 3 trước khi xây tầng 2 vậy.

Về điều trị bằng thuốc, nổi lên 2 sai lầm quan trọng

1. Dùng thuốc Tây là có hại
 

Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn.
 
Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn.
 
Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác 'an toàn' hơn (thực tế thì không hẳn vậy).
 
Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu thấy thuốc Đông dược thường chứa nhiều kim loại nặng, dùng lâu sẽ tích lũy nhiều không lợi cho sức khỏe.
 
Và chắc hẳn ai cũng biết câu nói bất hủ "Phúc thống phục nhân sâm- Tắc tử”?! Vậy nhân sâm dùng không đúng cách cũng có thể gây chết người.
 
Ngoài ra, thuốc Đông dược hiện nay được trồng và thu lượm cũng như chế biến bảo quản không theo truyền thống nữa nên cũng có nhiều điều bất cập.
 
Và thêm nữa, vì mọi người quá kỳ vọng vào thuốc Đông dược nên chịu 2 hệ quả quan trọng: bỏ qua phương pháp tốt hơn để điều trị - là Tây y; và bị một số lang y lợi dụng quảng cáo quá mức hoặc thậm chí trộn thêm thuốc Tây y vào thuốc Đông dược nhưng không quản lý được hàm lượng cũng như không biết hết được sự tương tác thuốc lợi hại ra sao khi dùng chung thuốc như vậy.
 
Tóm lại, thuốc Đông dược đang trở nên kém minh bạch dưới cái nhìn khoa học hiện nay.
 
2. Tiêm insulin làm bệnh nặng lên
 

Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu.
 
Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng.
 
Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%.
 
Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong mỏi đường máu sẽ hạ xuống.
 
Trong thực hành, nếu đã cố gắng hết nỗ lực với thuốc viên liều cao, sau 6 tháng HbA1c không giảm xuống <8% thì="" nên="" suy="" nghĩ="" đến="" việc="" tiêm="" thêm="" insulin.="">
 
Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.

Theo ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Daithaoduong.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]