Sony làm gì để “cứu thế giới”?

ICTnews – Các tòa nhà tự làm mát, tivi làm từ DVD tái chế… là những gì Sony đang thực hiện để giảm tác động tới môi trường.

15.5803

Sony là tấm gương sáng cho các hãng sản xuất thiết bị điện tử khác bằng cam kết loại bỏ hoàn toàn tác động tiêu cực tới môi trường vào năm 2050.

Đường về không

Các đường ống làm từ gốm

Câu chuyện bắt đầu từ trung tâm Giải trí gia đình Osaki HQ tại Tokyo rộng 124.041m2 với 25 tầng. Tòa nhà chỉ mất một năm xây dựng. Đây là công trình đầu tiên sử dụng hệ thống làm mát “bioskin” tự nhiên. Bioskin được tạo thành từ mạng lưới đường ống bằng gốm. Nước mưa từ mái nhà được tích trữ theo năm và trong suốt mùa hè nóng nực, nước được bơm trở lại thông qua hệ thống đường ống bên ngoài tòa nhà.

Tòa nhà tự làm mát của Sony

Nước thâm nhập vào gốm và bốc hơi từ bề mặt đường ống, làm mát không khí xung quanh, giảm khoảng 2 độ. Điều này cũng giúp tòa nhà chống chọi nhiệt độ cao từ mặt trời và giảm lượng phát thải CO2 từ máy điều hòa bên trong. Suy nghĩ xanh của Sony cũng được áp dụng vào nhiều dự án điện tử tiêu dùng khác.

Tivi làm từ DVD cũ

Sony đã phát triển vật liệu mới cho sản phẩm được làm từ 99% nhựa tái chế. Vật liệu có tên gọi SoRPlas và được tạo ra từ các sản phẩm cũ. Các đĩa DVD bị loại bỏ và phim kim loại trên bề mặt được bóc đi. Các tấm quang học từ tivi LCD phế liệu cũng được băm nhỏ và pha trộn với các mảnh vỡ DVD. Sức mạnh và độ cứng của nhựa tái chế phụ thuộc vào tỉ lệ trộn lẫn. Hỗn hợp này sau đó lại được thêm vào một số loại thuốc nhuộm và lượng nhỏ chất kháng lửa để có khả năng chống cháy. Vật liệu cuối cùng là loại nhựa “tốt từng milimet” như nhựa mới.

Các lọ đựng vật liệu sản xuất nhựa tái chế

Sử dụng phương pháp này, Sony giờ đây có thể sản xuất sản phẩm như tai nghe và cả bao bì từ 100% nhựa tái chế. Vật liệu mới cũng được dùng để tạo ra mép bezel của vài loại tivi Sony, trong khi 80% nhựa trong máy quay HDRTD20V 3D làm từ SoRPlas. Dùng SoRPlas làm giảm 77,3% lượng CO2 so với nhựa thông thường, mục tiêu đưa SoRPlas thay thế nhựa xuất hiện trong nhiều nhà máy của Sony.

Bước đầu tiên trên “con đường về 0” của Sony là khai thác các lợi ích môi trường của SoRPlas để giảm thiểu lượng tiêu thụ tài nguyên khoảng 30% và 20% khí thải CO2 tới năm 2015.

Chu kì sống của sản phẩm

Mục tiêu của Sony còn vượt ra khỏi phạm vi sản xuất. Mục đích cuối cùng của Sony là đưa chu kì sống của sản phẩm vào kế hoạch phát thải bằng không, đồng nghĩa với sử dụng năng lượng hiệu quả, sản phẩm và bao bì thân thiện với môi trường. Như vậy, cũng tức là tái chế vật liệu bất cứ nơi nào có thể, loại bỏ sử dụng thủy ngân độc hại,phát triên pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, tăng cường hiệu quả điện năng trong sản phẩm, giảm kích cỡ bao bì và phát triển công nghệ pin thân thiện môi trường.

Dấu hiệu "không thủy ngân"

Sony đã ngừng sản xuất model tivi LCD cũ, tập trung 100% vào công nghệ LED hiệu quả hơn. Như vậy, tivi sẽ mỏng hơn, dùng ít vật liệu hơn, và đòi hỏi bao bì nhỏ hơn. Pin bio cũng rất thú vị - chúng “ăn” glucose, sau đó tạo ra enzyme như chất xúc tác tạo ra điện. Công nghệ này chưa xuất hiện rộng rãi trong smartphone, nhưng vẫn đang được phát triển và có triển vọng.

Tivi công nghệ LED mới giảm phát thải CO2 tới 59,7%

Trong khi mục tiêu lượng khí thải bằng không vẫn còn khá xa, các sáng kiến và đổi mới của Sony sẽ giúp thế hệ tương lai sống cuộc sống xanh hơn và một cách lạc quan, không biết tới những loại xe ngốn gas “man rợ” mà tất cả chúng ta đều ghét hiện nay.

Theo TechRadar 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]