Theo ông Nguyễn Lâm Thanh – Tổng Thư ký Hội truyền thông số Việt Nam: "Các đơn vị bán lẻ đơn thuần trên mạng thành công đều có các định vị giá trị rõ ràng dựa trên các mũi nhọn hướng tới các phân khúc cụ thể".
Khi 1 đơn vị E-Commerce ra đời, sẽ có 5 yếu tố để xác định mô hình kinh doanh của đơn vị này là gì. Các yếu tố này gồm Ngành hàng, Giá, Dịch vụ, Thuận tiện và sự Trải nghiệm.
Về Ngành hàng: Cần xác định các ngành hàng nào được cung cấp trên mạng? Mức độ chuyên sâu của ngành hàng? Định vị như thế nào?
Đơn vị Start-up có thể chọn đơn ngành hàng hoặc đa ngành hàng. Ví dụ lựa chọn đơn ngành hàng có Zalora chỉ bán thời trang, Tiki định vị chỉ bán sách báo như Amazon ngày trước, đa ngành hàng có Lazada...
Về Giá: Có cần định giá thống nhất giữa cửa hàng thực và trên mạng? Các công ty phản ứng như thế nào nếu có cơ chế định giá nội bộ theo vùng? Làm thế nào để sử dụng việc phí vận chuyển làm công cụ định giá chiến lược?
Nguồn: Hội Truyền Thông Số Việt Nam (VDCA).
Dịch vụ: Mức độ tinh vi của hoạt động giao hàng? Ai thực hiện đơn hàng? Chất lượng dịch vụ mà đơn vị muốn cung cấp?
Thuận tiện: E-Commerce cần đảm bảo 2 yếu tố thuận tiện cơ bản là Home shopping – mua sắm tại nhà và Minh bạch (tổng quan về tất cả các ngành hàng sẵn có chỉ với vài lần nhấn chuột và dễ so sánh giá với các đối thủ trên mạng).
Trải nghiệm: Trải nghiệm mua sắm qua mạng thông qua các trang web .
Các ví dụ start-up trong ngành tiêu biểu phải kể đến Amazon, mặc dù đầu tiên chỉ tập trung đơn ngành hàng là sách. Với ngành hàng này, họ phải mất đến 9 năm để đưa trải nghiệm tốt nhất đến người mua hàng. Sau đó, họ mở rộng sang các ngành hàng khác. Hiện họ có hàng chục triệu mặt hàng trên trang web Amazon.
Nguồn: Hội Truyền Thông Số Việt Nam (VDCA).
Ebay: Phát sinh trên tâm lý đấu giá, mua không hẳn là rẻ nhưng chiến thắng người khác để giành lấy sản phẩm. Vì vậy, họ định vị 2 yếu tố cần đẩy mạnh là Trải nghiệm và Giá.
Ở Việt Nam, các đơn vị bán lẻ nổi tiếng cũng đã xây dựng các định vị giá trị cụ thể.
Lazada và Zalora: Cùng của 1 công ty - Rocket Internet của Đức, nhưng 2 đơn vị này đang triển khai 2 hướng khác nhau. Trong khi Zalora lựa chọn đơn ngành hàng, Lazada đi theo đa ngành hàng. "Họ muốn đưa đến khách hàng dịch vụ tốt nhất nên trong những năm đầu tiên, họ chấp nhận lỗ" - Ông Thanh giải thích.
"Hiện Lazada đang chấp nhận mức lỗ 6 - 8 tỷ đồng/tháng để đầu tư cho quảng cáo. Cũng chỉ có 40.000 - 50.000 mặt hàng để bán trên trang web".
Nguồn: Hội Truyền Thông Số Việt Nam (VDCA).
Tiki: Một start-up rất mới lựa chọn đơn ngành hàng khi không phải đầu tư bởi 1 tập đoàn tài chính.
"Nguyên tắc là khi ta không có nhiều tiền thì chỉ cần làm tốt 1 điểm" - ông Nguyễn Lâm Thanh khuyên nhủ.
Một lựa chọn khác là các trang thuộc họ Groupon (mua theo nhóm như Muachung, Hotdeal, Nhommua...) nói chung. Cách thức họ tập trung vào giá cả, vì người dùng rất nhạy cảm với câu chuyện giá, hoặc muốn trải nghiệm một hàng ăn mới, một chuyến du lịch mới.
Nghiên cứu sơ bộ về hành vi của khách mua hàng qua mạng ở Việt Nam
Nguồn: Hội Truyền Thông Số Việt Nam (VDCA).
Thanh Thủy
Theo Trí Thức Trẻ