Suy giảm trí nhớ và cách phòng ngừa

Suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh mà tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, do bệnh tiến triển chậm nên nhiều người chủ quan.

0

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với BS Nguyễn Viết Quỳnh Thư, trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nguyễn Tri Phương để có cái hiểu đúng về bệnh này.

Rất nhiều người quan niệm việc suy giảm trí nhớnhận thức là quá trình tất yếu của tự nhiên không thể tránh khỏi hay khắc phục. Bác sĩ có ý kiến gì về điều này?

Suy giảm trí nhớ là một phần tất yếu và diễn ra từ từ trong quá trình lão hoá tự nhiên, quá trình này diễn ra ở từng giai đoạn với từng cấp độ khác nhau, ở thể nhẹ thì gây ra tình trạng quên, lãng trí, nặng và trầm trọng hơn sẽ làm mất trí nhớ.

Tuy nhiên, cùng lứa tuổi nhưng có người bị sớm, có người bị muộn, có người bị nhẹ có người bị nặng, điều đó cũng liên quan đến chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Nếu biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu những dưỡng chất tốt cho não bộ kết hợp lối sống lành mạnh, hạn chế những thói quen xấu, vận động tập thể dục đều đặn thì chúng ta cũng có thể đẩy lùi chứng bệnh suy giảm trí nhớ và nhận thức.

Xin bác sĩ cho biết người trưởng thành và lớn tuổi cần lưu ý điều gì để đảm bảo sức khoẻ trí não?

Tuổi thọ của con người ngày càng được tăng lên rõ rệt nhưng nguy cơ mắc các bệnh của người "lớn tuổi" như suy giảm trí nhớ, bệnh huyết áp, bệnh về tim mạch… vẫn không hề thuyên giảm. Chứng bệnh suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh phổ biến nhất của người cao tuổi hiện nay, không chỉ làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày mà nhiều khi còn gây phiền toái cho người thân trong gia đình. Cần lưu ý là chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về tầm quan trọng của dinh dưỡng với việc ngăn chặn và điều trị suy giảm nhận thức?

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng là những yếu tố góp phần ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Sau nhiều năm nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng lên chức năng thần kinh nhận thức, các nhà khoa học nhận ra nhiều yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và sức khoẻ của não bộ, bao gồm tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống, cũng như sự hấp thu axít béo của cơ thể.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nhiều dưỡng chất có lợi cho trí não, đặc biệt là những loại chất béo được mệnh danh là "chất béo thông minh" như là Cholin và Phosphatidylserine (PS)…Cholin là dưỡng chất thiết yếu, là tiền chất của chất truyền dẫn thần kinh acetylcholine, phải được cung cấp từ thức ăn, là một dưỡng chất rất tốt cho não bộ.

Chất béo thông minh thứ hai tốt cho não bộ là Phosphatidylserine, trong quá khứ người ta trích từ não bò, nhưng do vấn đề sợ nhiễm bệnh từ động vật như bệnh bò điên nên ngày nay các nhà khoa học đã trích từ đậu nành, đây là nguồn thực phẩm tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ, còn gọi là Acti-SPS (Soy Phosphatidylserine). Có trên 30 nghiên cứu lâm sàng cho thấy dưỡng chất Acti-SPS (Soy Phosphatidylserine) có tác dụng hỗ trợ chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy việc dùng Acti-SPS từ 100 - 300mg/ngày trong ít nhất ba tháng, giúp tăng cường trí nhớ.

Ngoài ra còn có một số dưỡng chất khác tốt cho não bộ như omega 3, kẽm, vitamin nhóm B, D, E… có trong cá nhất là các loại cá béo (basa, trích, hồi, thu, cá ngừ), hải sản, trứng, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác...

AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Viết Quỳnh Thư - Sài Gòn Tiếp Thị


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]