Tác dụng của một số rau quả đắng chát

Sung già có tác dụng sát khuẩn; quả trâm mốc giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt và hạ thấp đường huyết...

15.5762

Sung già có tác dụng sát khuẩn; quả trâm mốc giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt và hạ thấp đường huyết... Nhiều loại rau quả đắng có giá trị dinh dưỡng và phòng bệnh cao.

Sung: quả chín vị ngọt có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Lá sung non ăn như rau sống có vị chát, gây lợi sữa. Lá và dây của sung thằn lằn là vị thuốc trị di tinh, cường dương. Nên thu lấy thân dây già chặt khúc nấu nước uống thường xuyên sẽ giúp ăn ngon, ổn định thần kinh, giúp ngủ tốt.

Ảnh minh họa

Chuối: là thức ăn dễ tiêu, cứ 1g chuối cho 1calo. Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, khi chín còn 1,2% tinh bột nhưng có đến 16-20% đường mật, protein 1,32%, lipit 0,5%. Ngoài ra, chuối còn có canxi 8 mg/kg, kali 28 mg/kg, sắt, magie, kẽm, lưu huỳnh, phốt pho, caroten cùng các vitamin C, B1, B2, PP...

Trong quả chuối có nhiều hoạt chất sinh học quý như serotonin, norepinephrin và các hoạt chất giúp co giãn thành mạch như dopamin và catecholamin. Nếu ăn chuối thường xuyên chuối sứ xanh, các hoạt chất trên được cung cấp từ từ, tránh bị cao huyết áp cấp thời và có tác dụng phục hồi, chống xơ vữa thành mạch.

Hoa chuối có tryptophan và các hợp chất indol. Ăn chuối chín có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón và làm dịu thần kinh, kích thích lên da non cho các vết loét dạ dày và ruột. Lưu ý, chuối chín không thích hợp cho người bệnh tiểu đường do chứa nhiều cacbon hydrat.

Ăn chuối xanh giảm kích thích thần kinh, giúp phát triển màng nhầy, tạo thêm được các tế bào tiết chất nhầy giúp phòng tránh các bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Nếu ăn cơm với quả chuối xanh thường xuyên sẽ tránh được đau dạ dày. Lõi chuối non, hoa chuối và quả chuối chát thái mỏng ăn như rau sống, có tác dụng chống bệnh táo bón, bệnh béo phì, làm se cứng các vết loét dạ dày, giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu đường và lipit.

Ổi: chứa nhiều vitamin C (486 mg/100 g) và chất chát pectin. Lá ổi chứa 0,31% tinh dầu, B-sitsterol, axit maslinic, axit guijavalic, 7- 10% tanin pyrogalic và khoảng 3% nhựa chất pectin. Quả ổi còn xanh ăn có vị chát sít, làm săn niêm mạc dạ dày và ruột, giảm tiết dịch vị và dịch ruột, giảm nhu động ruột. Trái lại ăn quả ổi chín có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Các món ăn có ổi non ăn dễ tiêu, chắc ruột, giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu mỡ, đường, chống béo phì.

Ảnh minh họa

Trâm mốc: có vị ngọt chát, giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày. Lá trâm mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được dùng nấu nước uống như trà có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Mận và lý: mận roi có vị chua ngọt, ăn giải khát. Quả nhỏ vị chát, có ích cho đường tiêu hóa, hạn chế hấp thu mỡ. Quả lý trái ăn thơm, có vị chát tốt cho gân cốt, giúp phục hồi gan.

Cà na: có 12% protein, 1% chất béo, 12% hydrat cacbon, 0,2% canxi, nhiều phốt phát, sắt và vitamin C (21mg/ 100g). Quả của các loài cà na ăn tốt có tính ôn hòa, không độc, tốt cho yết hầu, sinh tân dịch, chống viêm hầu họng, giải độc rượu và cá nóc. Cà na ăn sống hoặc qua chế biến như luộc, ướp muối có thể giúp ổn định thần kinh, chống stress. Nếu ăn thường xuyên sẽ giảm bệnh béo phì. Những người gầy yếu, huyết áp thấp, suy dinh dưỡng không nên dùng do cà na làm hạn chế hấp thu chất đường và bột.

Bồ quân: quả ăn có vị ngọt, chua, chát, có tác dụng làm se niêm mạc dạ dày và ruột, làm giảm tiết dịch vị, tốt cho gan mật (tiết nhiều mật, phòng tránh bệnh viêm mật và sỏi mật), sạch khí huyết. Ăn nhiều gây nhuận trường nhẹ. Phụ nữ mang thai không được dùng, dễ bị sảy thai.

Bần: chất chát của quả bần làm chắc thành mạch và lành các vết loét dạ dày, giảm hấp thu đường, mỡ, có tác dụng hạ huyết áp. Có thể uống nước của quả bần đĩa lên men để chữa bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]