Tại sao người trẻ cần cảnh giác với cholesterol?

Cholesterol bị xem là cao nếu nồng độ cholesterol không HDL là từ 160 mg/dL trở lên. Hoặc nồng độ cholesterol LDL từ 130 mg/dL trở lên.

0

Các yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng cholesterol

- Ít vận động: Theo Tiền phong, ít luyện tập có thể làm giảm mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), là cholesterol “tốt”.

- Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nồng độ triglycerid, giảm cholesterol và tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Vòng bụng càng cao thì bạn càng tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm liên quan với béo phì.

- Chế độ ăn: Cholesterol tự nhiên có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, trứng và phomat. Ăn chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol góp phần làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Chất béo bão hòa và chất béo trans làm tăng nồng độ cholesterol máu.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc gây tổn thương thành mạch, khiến chúng dễ bị tích chất béo. Hút thuốc còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol HDL tới 15%.

- Tăng huyết áp: Do làm tổn thương thành động mạch, tăng huyết áp có thể làm tăng tích tụ các mảng chất béo ở thành động mạch.

- Đái tháo đường týp 2: Bệnh thường khởi phát sau tuổi 40. Tăng đường huyết mạn tính có thể dẫn tới làm hẹp động mạch.

- Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch: Nếu những người ruột thịt (bố mẹ hoặc anh chị em ruột) bị xơ vữa động mạch trước tuổi 45, nồng độ cholesterol cao khiến bạn có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao hơn bình thường.

Cũng theo Dân trí, Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lâm sàng Duke, Mỹ đã xem xét số liệu từ nghiên cứu Framingham Heart Study, một nghiên cứu theo dõi sức khỏe tim của hàng ngàn người trong suốt cuộc đời kể từ năm 1948. Nhóm nghiên cứu tập trung vào khoảng 1.500 người hiện ở độ tuổi 70 và không bị bệnh tim ở tuổi 55.

(Ảnh minh họa)

Họ thấy rằng: Trong nhóm này, những người có cholesterol cao trong ít nhất 10 năm (45-55 tuổi) có khả năng bị bệnh tim sau tuổi 55 là 16,5%. Trong khi đó, những người có nồng độ cholesterol bình thường khi còn trẻ chỉ có nguy cơ bị bệnh tim sau tuổi 55 là 4,4%.

Như vậy, cứ mỗi 10 năm bị cholesterol cao lại làm nguy cơ bệnh tim tăng khoảng 40%, cho thấy tác động tích lũy của tăng cholesterol thậm chí chỉ rất ít hoặc vừa phải cũng gây nguy cơ đáng kể cho sức khỏe tim.

Thông điệp được các nhà nghiên cứu đưa ra là người trẻ cần kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu, và nếu nó quá cao thì cần hành động ngay. Bởi nếu đợi đến tận 50 tuổi mới bắt đầu giảm lượng cholesterol thì có thể đã quá muộn để đẩy lùi những tổn thương đã xảy ra.

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ đối với cả nam và nữ, và là thủ phạm gây ra 1/4 số trường hợp tử vong ở nước này. Và hơn 50% người trẻ (20 – 35 tuổi) không đi xét nghiệm cholesterol. Xét nghiệm cholesterol thường không được thực hiện ở người trẻ trừ khi họ có yếu tố nguy cơ bệnh tim, như béo phì.

Phòng ngừa sớm

Phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng ăn kiêng và tập luyện là những biện pháp tốt nhất để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol “tốt”.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vận động thể lực cường độ vừa trong 30 phút mỗi ngày có thể mang lại những cải thiện nhất định về lượng cholesterol của một người; nghĩa là có tập có tốt, và tập nhiều hơn thì sẽ tốt hơn.

Những thực phẩm có thể cải thiện nồng độ cholesterol bao gồm yến mạch và các loại ngũ cốc giàu chất xơ khác; đậu đỗ; cá nhiều dầu như cá hôi; các loại hạt vỏ cứng không mặn; dầu ô liu; và chế độ ăn nhiều rau và trái cây nói chung. Và sau đó có lẽ là thuốc statin – nhóm thuốc hạ cholesterol

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: "Chúng tôi không có nhiều số liệu về độ an toàn và hiệu quả lâu dài của các statin khi bắt đầu dùng từ khi còn trẻ để điều trị tăng cholesterol mức độ nhẹ và vừa.

Tất nhiên, có những người sẽ không thể điều chỉnh được cholesterol chỉ bằng ăn uống hay tập luyện. Với những người này, quyết định bắt đầu liệu pháp statin sẽ luôn là một quyết định cá nhân… với hy vọng nó được dựa trên việc trao đổi kỹ càng với thầy thuốc".

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]