Tắm biển giúp điều trị bệnh tim

Sóng biển vỗ vào người như liệu pháp massage giúp cải thiện hoạt động của mạch máu, giảm huyết áp, tốt cho tim mạch.

15.5981

Vnexpress dẫn tin theo  Foxnews cho biết các vấn đề về tim mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết và bệnh tim bẩm sinh hiện nay khá phổ biến.

Bệnh khó phát hiện trước khi xuất hiện các triệu chứng. Vì thế ngay từ bây giờ hãy chủ động ngăn ngừa bệnh bằng các biện pháp sau:

1. Tắm biển

Thiếu vitamin D là mối đe dọa có thể gây đau tim và đột quỵ. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể.

Tắm biển giúp điều trị bệnh tim hiệu quả

Các nghiên cứu đã cho thấy khoảng 50% phụ nữ thiếu vitamin D có khả năng bị nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột quỵ cao hơn so với người lượng vitamin D bình thường.

Tắm biển vào buổi sáng sớm giúp cơ thể bạn hấp thụ lượng vitamin D lớn từ ánh sáng mặt trời. Hơn nữa sóng biển có tác dụng như massage nhẹ, cung cấp thêm oxy cho cơ thể, cải thiện hoạt động của mạch máu, giảm huyết áp.

Vì vậy, tắm biển ở mức vừa phải là điều các bác sĩ chuyên khoa tim thường khuyên bệnh nhân của mình.

2. Giảm căng thẳng

Bất kỳ vấn đề căng thẳng kinh niên nào cũng có thể gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch. Stress khiến bạn ăn nhiều, thiếu ngủ, đồng thời uống rượu và hút thuốc khi căng thẳng làm bạn bỏ bê việc chăm sóc bản thân.

Tất cả những gì cần làm là tìm cách giảm stress. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và tương tác nhiều hơn với gia đình, bạn bè, những người hỗ trợ bạn về mặt tinh thần.

3. Ngưng hút thuốc

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy mắc bệnh hoặc tử vong do nhồi máu cơ tim và các bệnh khác. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khẳng định khi bạn ngừng hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm.

Cụ thể hơn, một hoặc hai năm sau khi bạn bỏ hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ giảm đáng kể.

4. Đạp xe 20 phút mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu khuyên những người bị đau ngực nhẹ hoặc gặp chứng đau thắt ngực nên tập thể dục bằng xe đạp tại chỗ khoảng 20 phút mỗi ngày. Bài tập đơn giản này không chỉ giúp bạn đốt cháy calo mà còn rất tốt cho xương, não, tim và cải thiện tâm trạng của bạn.

5. Kiểm soát huyết áp

Tim phải lao động cật lực hơn bình thường trong tình trạng huyết áp cao sẽ dẫn đến nguy cơ bị tổn thương. Huyết áp cao có xu hướng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy thận, tổn thương mắt, suy tim.

Tập thể dục thường xuyên và giải tỏa bớt căng thẳng sẽ giúp bạn giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ phát triển thành bệnh tim.

6. Ăn chocolate đen

Bạn có biết việc ăn chocolate thực sự có thể giảm nguy bệnh tât? Một nghiên cứu cho thấy những người ăn chocolate giảm được 37% nguy cơ mắc bệnh tim so với người không ăn.

7. Bổ sung vitamin nhóm B mỗi sáng

Một nghiên cứu được tiến hành ở Thụy Sĩ cho thấy những người hấp thu đầy đủ axit folic, vitamin B6 và Vitamin B12 ít có nguy cơ bị bệnh tim hơn.

Ngoài ra, theo báo Thanh niên, bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu. Ngoài việc điều trị thuốc men, chế độ ăn uống đúng cách đóng vai trò quan trọng.

Giảm chất béoChất béo ở đây chính là thực phẩm chứa cholesterol, nếu chúng ta ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cholesterol và béo phì. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần hạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bão hòa (chất béo no có trong mỡ động vật).

Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu. Cholesterol tăng cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành.

Do đó, cần thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol và phải thực hiện việc điều trị triệt để tình trạng tăng cholesterol.

Hạn chế lượng đạm

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bình thường, lượng chất đạm chiếm 30% khẩu phần, còn với người mắc bệnh tim mạch, trong khẩu phần ăn, lượng đạm chỉ nên chiếm 15% tổng nhu cầu năng lượng.

Giảm lượng muối

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tác hại lên tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần hạn chế lượng muối nạp vào. Muối ăn tối đa trong chế độ ăn uống mỗi ngày là 3 gr, nhưng chúng ta thường ăn gấp đôi số này vì trong thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm tự nhiên đã có một lượng muối khoáng nhất định.

Rau củ quả

Chất bột là chất cần gia tăng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhưng chỉ dừng lại ở mức 50 - 55% loại chất bột có trong các loại rau củ quả.

Trái cây, các loại rau quả và hạt nguyên vỏ ngoài cung cấp tinh bột còn chứa nhiều chất rất có ích cho sức khỏe tim mạch như chất xơ, chất chống ô xy hóa. Ngoài ra, tinh bột còn có trong các sản phẩm như ngũ cốc, cơm, các loại mì ống và bánh mì.

Kiểm soát trọng lượng

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, trong đó có khoảng 15% số ca tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch do béo phì.

Do vậy, trong chế độ ăn hằng ngày, việc giảm cung cấp năng lượng sẽ làm giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra, còn phải siêng tập thể dục thể thao để cơ thể duy trì cân nặng ở mức ổn định.

Thuốc tham khảo: Bisoprolol Stada 5mg

- Bisoprolol được dùng dưới dạng fumarat trong kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực.

- Thuốc còn được dùng phối hợp với trị liệu chuẩn trên bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định.

Mỹ Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]