Theo dõi sau điều trị ung thư não

Ngay sau khi kết thúc việc điều trị bác sỹ của bạn sẽ thảo luận với bạn về phương pháp tốt nhất để chăm sóc cho bạn. Một số người sẽ được tiến hành kiểm tra tổng thể và chụp não. Một số khác chỉ thỉnh thoảng đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc nhận thấy những triệu chứng mới hãy liên hệ với các bác sỹ ngay lập tức.

15.5976


Tái phát
 
Tham gia vào quá trình theo dõi lâm sàng thông thường đó là một khoảng thời gian căng thẳng vì bạn rất lo lắng rằng liệu mọi việc có tiến triển bình thường hay không. Một số trường hợp khối u não có thể tái phát lại tại chính vị trí ban đầu. Nếu điều đó xảy ra các bác sỹ sẽ giải thích về phạm vi tái phát và nên điều trị như thế nào. Nó khác với khối u thứ phát tại nơi mà khối ung thư phát triển từ một bộ phận khác của cơ thể. Chúng tôi sẽ có những thông tin chi tiết hơn trong mục U NÃO THỨ PHÁT.
 
Phục hồi và những người có thể trợ giúp
 
Cần bao nhiêu thời gian để có thể phục hồi từ những ảnh hưởng của u não cùng với việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào mỗi người. Một số người phục hồi tốt nhưng đôi khi vẫn trở nên chán nản bằng những biểu hiện không tích cực. Sự phục hồi của bạn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm loại khối u, vùng não bị ảnh hưởng, và phương pháp điều trị bạn được sử dụng. Quá trình phục hồi thông thường là từng phần chứ không hoàn toàn ngay một lúc và bác sỹ của bạn và các chuyên gia điều trị là những người có thể đánh giá chính xác nhất về sự phục hồi của bạn.
Việc lên kế hoạch xuất viện là vô cùng thiết yếu. Điều này cần thảo luận với các y tá chính liên quan đến việc chăm sóc cho bạn. Bác sỹ đa khoa của bạn sẽ có trách nhiệm về sự chăm sóc bạn tại nhà và cho y kiến về việc bạn xuất viện và sẽ cập nhật về phương pháp điều trị bạn đã tiến hành.
 
Bạn có thể làm gì?
 
Rất nhiều người cảm thấy vô vọng khi họ được thông báo mình mắc bệnh ung thư. Họ nghĩ rằng sẽ không thể làm gì được nữa kể cả bản thân họ cũng như các bác sỹ và các bệnh viện. Điều đó không đúng. Có rất nhiều điều bạn và gia đình bạn có thể làm khi đó.
 
Hiểu về căn bệnh của mình
 
Nếu bạn và gia đinh hiểu về căn bệnh và phương pháp chữa trị, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với các tình huống xảy ra. Bằng cách này ít nhất bạn sẽ có ý niệm về việc bạn sẽ đối mặt với những điều gì.
Những thông tin hữu ích phải được lấy ở nguồn thông tin tin cậy để tránh dẫn đến những lo lắng không cần thiết. Thông tin y tế cá nhân cẩn phải tham khảo từ các bác sỹ tư của bạn vị họ nắm rõ về tình trạng và bệnh sử của bạn. Như đã đề cập ở trên, sẽ rất hữu ích nếu bạn ghi lại các câu hỏi trước khi đến gặp bác sỹ hoặc đi cùng với người thân hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn nhớ những điều cần hỏi cũng như câu trả lời của bác sỹ mà bạn có thể quên.
 
Thực tiễn và những nhiệm vụ xác thực
 
Tại thời điểm bạn nghĩ mình không thể làm được mọi việc như trước nữa, cứ cho là như vậy. Nhưng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bạn tự đặt ra cho mình những mục tiêu đơn giản và dần dần xây dựng lòng tự tin. Lúc đó hãy tiến hành mọi việc chậm thôi và làm từng bước một.
 
Rât nhiều người nói về việc “chiến đấu” với bệnh tật của họ. Điều này có thể giúp ích được cho một số người và bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường hợp của mình. Một cách đơn giản để thực hiện đó là lập một kế hoạch ăn uống điều độ và đúng mức, tinh thần khoẻ mạnh. Một cách khác là tập các bài tập thư giãn mà bạn có thể thực hiện ở nhà qua băng hình.
Một số người với kinh nghiệm về ung thư đã khiến họ có thể sử dụng thời gian và sức lực hợp lý hơn trước khi họ mang bệnh. Sẽ rất hữu ích nếu bạn thực hiện việc tập thể dục một cách thường xuyên. Loại bài tập và cường độ như thế nào phụ thuộc vào khả năng của bạn và bạn phải cảm thấy thực sự thoải mái với việc đó. Hãy tự đặt cho mình những mục tiêu và thực hiện nó dần từng bước.
 
Tuy nhiên, nếu bạn thấy việc ăn kiêng và tập thể dục không thuyết phục, khi đó bạn cũng không bắt buộc phải làm những việc đó mà hãy làm những gì phù hợp với bạn. Một số người có thể mong muốn được giữ nhịp sống bình thường như trước kia và một số người khác có thể tổ chức những kỳ nghỉ để được dùng thời gian vào thực hiện những sở thích của mình.
 
Lái xe
 
Do điều kiện sức khoẻ hiện tại với những tác động của ung thư não, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Có một số những tiêu chí để quyết định một người có đủ khả năng lái xe hay không và bác sỹ của bạn sẽ cho bạn những lời khuyên về việc đó. Nhìn chung, những người đã được chuẩn đoán là u não hoặc mổ não cần phải liên hệ với các trung tâm cấp giấy phép lái xe để họ có thể kiểm tra và quyết định thời điểm bạn có thể lái xe bình thường trở lại.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]