Do mắc bệnh ung thư não, Karel Prantl đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u và thực hiện liệu pháp xạ trị. Tuy nhiên, việc không thể cắt bỏ hoàn toàn khối u trong não đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên, khiến cậu bé này có thể ăn vô tội vạ và uống tới 9 lít nước mỗi ngày, dẫn tới bị thừa cân. Cậu bé đã được cho uống thuốc để chữa bệnh khát nước, song thuốc đã không giúp gì được cho bệnh thèm ănThiết bị EndoBarrier có chức năng như một thanh chắn ngăn ngừa thực phẩm được hấp thụ, giảm thời gian tiêu hóa và cải thiện tình trạng kháng insulin.

Bác sỹ Marek Benes ở Viện Y học lâm sàng và thực nghiệm cho biết thủ thuật nói trên sẽ giúp cậu bé này giảm được ít nhất một nửa trọng lượng cơ thể hiện nay và cậu bé sẽ ăn ít hơn rất nhiều so với trước đây. Cậu bé sẽ mang thiết bị EndoBarrier trong cơ thể khoảng vài tháng trước khi được các bác sỹ lấy nó ra. Hiện nay cậu bé này khỏe mạnh và không còn cảm thấy những cơn đau như đã từng phải chịu đựng trước đây.

Thủ thuật này được tiến hành bằng việc gây mê toàn thân và bệnh nhân có thể về nhà 3 giờ sau khi được phẫu thuật. Phương pháp rất hứa hẹn này đã thực sự bổ sung vào bản danh sách những kỹ thuật mới mang tính cách mạng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh béo phì và tiểu đường ở lứa tuổi vị thành niên.

Liên quan đến bệnh thừa cân ở trẻ em, mới đây tổ chức xã hội KOMUNIKUJEME của Séc đã công bố kết quả khảo sát được tiến hành trong khuôn khổ chiến dịch chống béo phì ở trẻ em do Liên minh châu Âu (EU) phát động.

Theo kết quả khảo sát, chính lối sống thụ động, thiếu các hoạt động vận động ngoài trời và thể thao là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì. Tại Séc, nơi 17% số trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân, thì đã có tới 53% số trẻ em ngồi bên máy tính ít nhất 1 giờ trong ngày, 30% - từ 1 đến 3 giờ và 17% - từ 3 giờ trở lên./.

Theo Vietnamplus