Thiết kế bữa ăn khoa học cho bé yêu nhà bạn

(Kiến Thức) - Bữa ăn chính hay phụ đều quan trọng cho sự phát triển của bé. Mẹ hãy chú ý những điều sau.

15.5785
Bữa sáng. Nghiên cứu cho thấy, những em bé được ăn sáng đầy đủ vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn so với những em bé cùng trang lứa mà không có đủ thời gian cho một bữa sáng nghiêm chỉnh. Bữa sáng cung cấp năng lượng dồi dào khiến các em có tinh thần sảng khoái và giúp tiếp thu học tập tốt hơn. 
 Các loại thực phẩm như bánh mì, nui, mì, ngũ cốc hoặc cơm... là những thực phẩm then chốt của bữa điểm tâm. Cũng có thể bổ sung cho con thêm trái cây như chuối, táo, dưa hấu, nho... cắt thành từng miếng nhỏ và một ít nước trái cây tùy theo độ tuổi. 
Thời gian ăn sáng lý tưởng cho bé là từ 6 đến 7 giờ, với trẻ sơ sinh có thể muộn hơn, đối với trẻ đi học cần cho con ăn trước 30 phút vào lớp để con có thời gian tiêu hóa và nghỉ ngơi sau bữa ăn. Cấm chỉ những bữa sáng trẻ vừa đi vừa ăn, vô cùng bất lợi cho tiêu hóa chưa kể đến việc đi đường bụi bẩn thế nào. 
Bữa trưa và tối. Là bữa ăn chính của trẻ nên mẹ hãy cho con ăn trưa vào khoảng từ 10 đến 11 giờ. Đó phải là một bữa trưa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé và hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo bão hòa cao. Tổng lượng khẩu phần ăn cho trẻ trong bữa trưa có thể từ 150 - 200g.  
  Các loại giàu tinh bột rất tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung năng lượng cần thiết mỗi ngày cho bé. Do vậy bạn hãy đảm bảo một phần ba khẩu phần ăn của bé sẽ là các loại thực phẩm tinh bột. Bạn nên thường xuyên thay đổi món để giúp bé không bị nhàm chán với những bữa trưa lặp đi lặp lại.
Mẹ hãy cho trẻ ăn bữa tối vào lúc 18h đến 19h với khẩu phần ăn gồm: Cơm, rau xanh tổng khoảng 150 - 200g, một lượng nhỏ thức ăn bổ sung protein từ thịt, cá... cho bữa ăn cuối ngày của trẻ. Sau bữa ăn tối, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm một hộp sữa chua để trẻ dễ tiêu hóa lượng thức ăn vừa  nạp, hoặc cũng có thể cho trẻ ăn thêm một chút trái cây tươi.  
Bữa ăn phụ cho bé. Khoảng cách giữa các bữa ăn phụ nên cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Bạn có thể tăng cường dinh dưỡng cho con ăn qua các bữa phụ với những loại thức ăn như: tươi, sữa chua kem, bánh qui, phô mai, đậu hũ nước đường, thịt nướng xiên hay rau củ, thậm chí đơn giản là một quả trứng gà luộc chín hoặc những món bé ưa thích.  
 Mẹ lưu ý, các bữa ăn phụ cũng cần có sự linh hoạt về  để con không bị chán ăn và ngày càng khỏe mạnh. Đặc biệt, tăng cường các bữa phụ ngoài cơm, các món tráng miệng trong bữa chính giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong những năm tháng đầu đời.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]