Thực phẩm mẹ bầu cần tuyệt đối tránh

Thực phẩm mẹ bầu cần tuyệt đối tránh không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe đó là: mướp đắng, nhãn, cà phê, gan động vật...

15.604

Báo điện tử VTC News cho biết, dưới đây là một số loại thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn để thai nhi phát triển toàn diện.

Thực phẩm mẹ bầu không nên ăn quá nhiều

Thực phẩm không tốt cho bà bầu

Mướp đắng (khổ qua)

Có thể nói, lợi ích từ mướp đắng rất nhiều nhưng nếu việc sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.

Khoai tây mọc mầm xanh

Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng

Listeria là vi khuẩn có thể gây ra sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Khi thịt gà, hải sản chưa được nấu chín hay pho mát chưa được tiệt trùng, sữa hoặc các sản phẩm sữa cũng vậy đều có số lượng lớn vi khuẩn Listeria. Vì thế bạn phải chú ý ăn chín, uống sôi.

Nước ép trái cây đóng hộp

Luôn kiểm tra nhãn sản xuất của các loại nước ép để chắc chắn xem chúng có được tiệt trùng hay không. Coli được tìm thấy trong các gói nước trái cây. Vì vậy hãy phòng ngừa bằng cách không uống chúng để ngăn ngừa sẩy thai.

Rau sam

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

Rau răm

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Quả dứa

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Quả nhãn

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu cần bổ sung một số thực phẩm cần thiết sau:

Các loại rau xanh

Rau xanh không những rất giàu chất sắt, beta-carotene, mà còn là nguồn chất xơ và chất diệp lục dồi dào. Chất sắt giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai và cải thiện khả năng tuần hoàn máu.

Beta-carotene giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi như tim, phổi, thận, mắt cùng các hệ cơ quan khác. Chất xơ thì giúp nhuận trường và đẩy lùi táo bón.

Những loại rau nên ưu tiên là cải bó xôi, rau lang, rau cần, súp lơ xanh, rau xà lách xoong… Rau xanh rất mau héo dù bảo quản tốt đến mấy, vì vậy bạn không nên cất trữ chúng quá lâu trong tủ lạnh. Chỉ nên mua lượng vừa đủ và dùng trong 1 - 2 ngày.

Trái cây

Đây là thực phẩm không thể thiếu khi mang thai. Trái cây là nguồn dinh dưỡng cung cấp đa dạng các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trái cây dùng cho bữa ăn nhẹ rất tốt. Mỗi khi cảm thấy đói, với trái cây, bạn sẽ không những cung cấp cho mình chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào mà còn bổ sung được lượng vitamin C cũng như các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bạn cần mua đa dạng trái cây đồng đều trong nhóm ngọt và nhóm chua. Ví dụ, nếu chọn táo, lê, chuối, bơ thì cũng nhớ cân bằng với chanh, cam và nhóm quả mọng (dâu tây, sơ ri, nho…). Những trái cây nên dùng là táo, bơ, chuối, nho, thanh long, mận, chanh, dâu tây, sơ ri, vú sữa, kiwi…

Các loại củ, quả

Các loại củ rất tốt cho bà mẹ mang thai vì là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, một số loại củ còn chứa hàm lượng tinh bột dồi dào giúp cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần.

Khoai tây, khoai lang, củ cải trắng, củ cải đường, cà rốt, hành tây, ớt chuông các loại (xanh, đỏ, vàng, cam), cà chua, cà tím… đều là những loại củ, quả tốt cho bà mẹ mang thai. Bạn có thể kết hợp nhiều loại rau với các loại củ, quả để làm gỏi hay trộn xà lách đều ngon. Nếu bị dị ứng với một số loại củ thì nên loại ra khỏi thực đơn.

Đậu, hạt

Đậu, hạt rất giàu protein giúp bạn mau lại sức trong thời kỳ mang thai và cung cấp lượng đạm thiết yếu cho thai nhi. Hơn nữa, đậu có thể trữ được rất lâu so với các loại thực phẩm khác.

Những loại nên dùng là đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu nành, hạt sen, hạt dẻ, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt hạnh nhân…

Thịt, cá, trứng, sữa

Phụ nữ mang thai không nên kiêng khem thịt cá trứng sữa, điều mà bạn cần lưu tâm chính là những loại thực phẩm này khi chế biến phải đảm bảo chín. Thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá hồi, cá mòi, cá lóc, cá rô phi, trứng, sữa… là những thực phẩm bạn có thể bổ sung vào thực đơn.

Lưu ý: Không nên trữ thịt cá trứng quá lâu trong tủ lạnh mà nên mua mới và chọn loại tươi sống. Khi chế biến phải đảm bảo độ chín, diệt sạch vi khuẩn mà vẫn giữ được dưỡng chất.

Với đồ biển, nhất là cá, bà mẹ mang thai chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần vì một số loài cá có chứa thủy ngân, nhất là cá biển, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với hệ thần kinh.

Thuốc tham khảo: Hoàn an thai

An thai-dùng khi có thai bị mệt nhọc, ăn uống không ngon, hoa mắt, hay nôn ọe, váng đầu, đau bụng, táo bón, tiểu tiện vàng.

Mỹ Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]