Thực phẩm người bệnh dạ dày cần kiêng kỵ ngày Tết

Ngày Tết, người bệnh dạ dày cần cẩn thận kiêng kỵ một số thực phẩm để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa.

15.5953

Người bệnh dạ dày cần kiêng kỵ ăn gì ngày Tết?

Đồ uống chứa caffein

Theo tin tổng hợp Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, caffein chủ yếu có trong các loại đồ uống như trà, cà phê... Chúng có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Đặc biệt những người bị loét dạ dày nên ít uống cà phê.

Trà xanh vốn rất tốt cho sức khỏe, nhưng đối với người bị đau dạ dày, nó có thể làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Vì vậy, nếu bạn bị bệnh ở dạ dày, nên hạn chế tiêu thụ các đồ uống này ở mức tuyệt đối có thể để bảo vệ dạ dày của mình.

Thực phẩm chiên, rán

Những món chiên, rán sẽ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mặc dù chúng có thể ngon miệng và hấp dẫn bạn nhưng thực tế ăn nhiều đồ ăn chiên, rán lại hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.

Lượng chất béo vào cơ thể quá nhiều là một nguyên nhân chính khiến bạn có thể tăng cân mất kiểm soát. Mà cân nặng càng tăng sẽ càng gây áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

Ngoài ra, những thực phẩm chiên và các loại thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên giòn, bánh rán cũng thường khiến dạ dày và gan phải làm việc nhiều hơn. Điều này cũng khiến hệ tiêu hóa bị kích thích và dạ dày dễ bị tổn thương.

Đồ ăn cay

Những đồ ăn cay như ớt, hạt tiêu... thường có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, từ đó khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên những thực phẩm này.

Chè đặc

Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống nước chè xanh đặc khi đói.

Đồ uống lạnh

Uống quá nhiều đồ lạnh khiến thân nhiệt giảm, làm ảnh hưởng đến tác dụng của men tiêu hoá và quá trình bài tiết dịch vị. Do đó, khi đói tốt nhất nên dùng đồ uống nóng ấm.

Nước có ga và nước ép trái cây

Trong 2 loại đồ uống này đều có nhiều đường fructose. Có khoảng 30% số người trưởng thành không thể hấp thụ tốt chất fructose, từ đó gây chứng khó chịu dạ dày.

Thức ăn nhiều gia vị

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng.

Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng…

Lời khuyên cho người bệnh dạ dày

Mát xa trước khi đi ngủ

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới.

Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

Uống trà ấm

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.

Không tập thể dục ngay sau khi ăn

Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.

Thuốc tham khảo: Cimetidin Stada 400mg

- Điều trị ngắn hạn và duy trì các triệu chứng loét dạ dày - tá tràng tiến triển, loét do stress hay do thuốc.
- Điều trị duy trì loét tá tràng.
- Điều trị chứng hồi lưu thực quản - dạ dày, viêm thực quản thứ phát do hồi lưu dạ dày- thực quản.
- Hội chứng Zollinger - Ellison và các trường hợp tăng tiết dịch vị khác.

Thùy Linh

Nên đọc





0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]