Thuốc điều trị hội chứng cường giáp

Thuốc kháng giáp rất quan trọng trong điều trị hội chứng cường giáp. Những thuốc này sẽ tích tụ ở mô tuyến giáp và ức chế bài tiết hormon tuyến giáp.

0

Cường giáp là gì?

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam (Đại học Y Dược TP.HCM) trả lời trên PhunuOnline, cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Vì hội chứng là tập hợp của nhiều triệu chứng do nhiều bệnh gây nên, trong đó có bệnh bướu giáp trạng mà dân gian hay gọi nôm na là bướu cổ. Có hai loại bướu cổ hay gây ra hội chứng cường giáp là bệnh Basedow, hay còn gọi là bướu cổ lồi mắt và bướu cổ đa nhân nhiễm độc.

Các biểu hiện hay gặp của bệnh là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh (trong một thời gian ngắn, người bệnh có thể sụt đến hơn 10kg), nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi nhiều, trong người luôn có cảm giác nóng nảy, bực tức, khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt, giảm đam mê tình dục…

Xét nghiệm máu có thể thấy các rối loạn về hormone tuyến giáp như giảm TSH, tăng T3, T4.

Việc điều trị bệnh này không khó, chỉ cần phát hiện sớm. Bao giờ cũng bắt đầu điều trị bằng phương pháp nội khoa, có nghĩa là sử dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, một số trường hợp có thể sử dụng thêm các loại thuốc ức chế beta giao cảm, thuốc an thần… Thời gian điều trị kéo dài từ bốn-sáu tháng.

Bệnh có thể thuyên giảm khi điều trị được khoảng hai tuần. Một số trường hợp, nếu bướu cổ to, bệnh tái phát hay vì lý do thẩm mỹ, các yếu tố xã hội nghề nghiệp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để giải quyết bệnh nhanh và triệt để hơn. Với những bệnh nhân trên 40 tuổi, không còn sinh đẻ, có thể sử dụng Iode đồng vị phóng xạ để điều trị.

Sử dụng thuốc nào điều trị hội chứng cường giáp?

Trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống, DS. Đức Trung cho biết, người bệnh có thể phải dùng ngay thuốc điều trị triệu chứng do tăng hormon tuyến giáp quá mức, cũng như thuốc điều trị nhịp tim nhanh. Một trong những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị triệu chứng này là thuốc ức chế bêta (inderal, tenormin, lopressor). Các thuốc này có tác dụng chống lại sự tăng chuyển hoá do hormon tuyến giáp gây ra.

(Ảnh minh họa)

Thuốc kháng giáp rất quan trọng trong điều trị cường giáp. Có 2 loại thuốc kháng giáp chính có thể được sử dụng: methimazole, propylthiouracil (PTU). Những thuốc này sẽ tích tụ ở mô tuyến giáp và ức chế bài tiết hormon tuyến giáp.

Tuy nhiên, tác dụng phụ của các thuốc này là làm giảm bạch cầu của tủy xương (mất bạch cầu hạt - là loại tế bào máu rất cần thiết giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn). Điều quan trọng là người bệnh cần theo dõi, nếu bị sốt, đau họng và bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện khi đang dùng thuốc thì lập tức đi khám bác sĩ.

Người bệnh sẽ phải dùng thuốc điều trị kháng giáp hàng tháng cho đến khi tuyến giáp về bình thường. Một khi lượng hormon giáp trong máu ổn định, bệnh nhân có thể đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần để kiểm tra và phát hiện sớm, đề phòng tình trạng cường giáp xuất hiện trở lại.

Thường thì việc điều trị kháng giáp lâu dài chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh Basedow. Bệnh này có thể thuyên giảm theo thời gian nhờ vào điều trị bằng Iodine phóng xạ hoặc phẫu thuật. Sau 1-2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40-70%. Khi đã khỏi bệnh, tuyến giáp không lớn thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp là không cần thiết.

Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viên kháng giáp với chế độ ăn uống thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Thuốc tham khảo

Chỉ định :
Bệnh Basedow, Nhiễm độc tuyến giáp, cường giáp khi thai nghén.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]