Thuốc trị bệnh bạch biến

Bạch biến là một bệnh da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân, tổn thương là những vùng da bạc màu không có tế bào hắc tố tạo nên những dát mất sắc tố nhưng không mất cảm giác.

15.6009

Bạch biến là một bệnh da mất sắc tốố melanin không rõ nguyên nhân, tổn thương là những vùng da bạc màu không có tế bào hắc tố tạo nên những dát mất sắc tố nhưng không mất cảm giác. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến bệnh nhân mặc cảm nên đòi hỏi phải được điều trị.

Có nhiều lựa chọn khác nhau trong điều trị bạch biến nhằm phục hồi sắc tố cho vùng da bệnh với những ưu điểm cũng như bất lợi riêng. Không phương pháp điều trị nào có kết quả hoàn hảo hay thích hợp cho tất cả bệnh nhân bạch biến. Do đó cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên vì thời gian điều trị bệnh kéo dài và có thể gây một số tai biến cho bệnh nhân.
 Hình ảnh bệnh nhân bị bạch biến.

Những lưu ý khi dùng thuốc

 

Các loại thuốc được dùng:

Nhận biết dấu hiệu bệnh bạch biến

Sang thương bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ tự nhiên, mặt duỗi bàn tay, bàn chân. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay lan toả với tổn thương rộng hơn, nhiều hơn và có thể chiếm đến trên 80% diện tích da cơ thể. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng và bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da. Bệnh thường kết hợp với những bất thường ở mắt, đặc biệt là viêm mống mắt. Phân bổ sang thương thường đối xứng, lông, tóc ở vùng da bệnh cũng bạc màu.
Corticosteroids: Đối với các sang thương giới hạn, corticosteroids bôi tại chỗ có thể được coi là thuốc đầu tay để điều trị bệnh này. Thuốc có tác dụng tốt nhất ở vùng mặt, sau đó tới các vùng cổ, tứ chi (trừ vị trí ngón tay, ngón chân). Thuốc nên được bôi loại tác dụng mạnh trong 1-2 tháng đầu, sau đó giảm liều dần bằng corticosteroid yếu hơn.

Với trẻ em và sang thương trên diện rộng, nên dùng corticosteroid loại tác dụng trung bình. Cẩn thận khi dùng quanh mắt vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp. Trong quá trình điều trị, cần được theo dõi vùng da bôi thuốc bằng đèn Wood, nếu không đáp ứng sau 3 tháng điều trị nên ngưng bôi thuốc.

Tuy corticosteroid giúp bệnh thuyên giảm nhưng vẫn có thể tái phát sau khi ngưng thuốc. Ngoài ra, thuốc có tác dụng phụ gây teo da, giãn mạch, rạn da... do đó trong quá trình điều trị cần được theo dõi kỹ.

Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ: bao gồm tacrolimus ointment 0,03% - 0,1% hay pimecrolimus 1%, bôi 2 lần/ngày đặc biệt ở mặt và cổ. Thuốc hiệu quả hơn khi phối hợp với quang trị liệu chiếu tia cực tím (UVB) hay laser excimer và an toàn hơn corticosteroids khi dùng cho trẻ em.

Calcipotriol tại chỗ: calcipotriol 0,005%, dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ và có thể phối hợp corticosteroid tại chỗ cho cả người lớn và trẻ em để sắc tố tái tạo nhanh và ổn định hơn.

Pseudocatalase phối hợp với UVB: da bệnh nhân bạch biến có rất ít catalase là một enzym giúp giảm tổn hại da. Do đó điều trị thay thế bằng pseudocatalase kết hợp với UVB dải sóng hẹp có thể tăng tái tạo sắc tố da và ngăn bệnh tiến triển.

Điều trị toàn thân: thuốc ức chế miễn dịch có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định trong điều trị toàn thân. Corticosteroid có thể dùng điều trị, giúp ngăn ngừa tình trạng mất sắc tố diễn tiến nhanh.

Khử sắc tố (depigmentation): kem bôi monobenzyl ether của hydroquinone (monobenzone) là chất duy nhất làm da bình thường mất dần sắc tố ở bệnh nhân bạch biến có diện tích lớn. Đây là độc chất phenol, hủy melanocytes thượng bì làm mất sắc tố da khi dùng kéo dài, giúp tạo nên sự đồng nhất màu da dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ đối với bệnh nhân có sự tương phản rõ rệt giữa da bệnh với da lành chung quanh.

Những lưu ý khi bôi loại thuốc này là cần tránh  tiếp xúc trực tiếp với người khác 1 giờ sau khi bôi thuốc vì có thể làm tổn hại cho da người tiếp xúc. Monobenzone dễ làm da bị kích thích và có thể gây phản ứng mẫn cảm.

Các biện pháp điều trị khác

Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay. Biện pháp này có chi phí thấp, dễ thực hiện, ít tác dụng phụ và có thể giúp vùng da bị tổn thương có màu rất giống màu da thường.

Kem chống nắng: ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng (hiện tượng Koebner), giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.

 Đèn UVB 311nm chữa bạch biến.
Psoralen kết hợp với chiếu tia UVA:
là phương pháp có tác dụng rất tốt nhưng cần điều trị nhiều tháng. Quang hóa trị liệu (PUVA) kích hoạt tyrosinase là một enzym có vai trò tổng hợp melanin. PUVA tại chỗ được áp dụng cho tổn thương bạch biến <20% diện="" tích="" da.="" nếu="" vùng="" da="" tổn="" thương="" phát="" triển="" nhiều="" hoặc="" không="" đáp="" ứng="" với="" puva="" tại="" chỗ="" thì="" có="" thể="" dùng="" psoralen="" đường="" uống.="">
 
Với phương pháp này, các vùng tổn thương ở thân, gốc chi, da mặt được đáp ứng tốt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tăng sắc tố vùng da xung quanh sang thương, nhiễm độc da do ánh sáng và ngứa dữ dội. Điều trị theo cách này có tới 70 - 80% bệnh nhân có đáp ứng tốt và hơn 20% hồi phục sắc tố hoàn toàn.

UVB dải sóng hẹp 311nm (NB - UVB): Đây là lựa chọn hàng đầu đối với dạng bạch biến có tổn thương rộng lớn. Đáp ứng hiệu quả (67%) hơn PUVA tại chỗ (46%). Ngưng sử dụng phương pháp này nếu bệnh không cải thiện sau 6 tháng.

Ngoài ra còn có các phương pháp khác như laser excimer có bước sóng 308nm; ghép da; ghép tế bào hắc tố được nuôi cấy từ những mẫu da trong phòng thí nghiệm...

BS.Lê Đức Thọ
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]