Thuốc trị bệnh ho khan

Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm nếu ho kéo dài có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng.

15.6005

Nguyên nhân của ho khan

Bác sĩ trả lời trên Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm nếu ho kéo dài có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khan có thể là do dị ứng với môi trường như: hít phải những mẩu vụn thực phẩm, các loại khói bụi gây kích thích ( khói thuốc, khói than, mùi hóa chất) hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Bên cạnh đó, ho khan có thể là do tình trạng mới nhiễm vi-rút, do cúm hay cảm lạnh, hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, ….Với bệnh nhân ho khan do các nguyên nhân dị ứng với môi trường thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở.

Với trường hợp bệnh nhân ho do nhiễm virut, cảm lạnh, hen phế quản… bệnh nhân ho khan nếu không được điều trị ho sẽ có cảm giác tức ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm.

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan

Phòng tránh bệnh ho khan

-Uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô có các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ.

-Không ănn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, về đêm trời lạnh cần giữ ấm cổ, ngực.

-Ăn hoa quả, uống nước cam,… để nâng cao sức đề kháng.

Thuốc điều trị ho khan

Theo báo Sức khoẻ và đời sống, có một số loại thuốc chữa trị bệnh ho khan như sau:

- Dextromethophan: Là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích, đặc biệt có hiệu quả trong điều trị ho khan mạn tính. Thuốc có độc tính thấp nhưng nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.

- Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện): Có tác dụng làm giảm ho trong  các trường hợp ho khan nhẹ. Tuy nhiên codein không đủ hiệu lực để giảm ho trong các trường hợp ho nặng. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa. Tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc là táo bón  (do thuốc làm giảm nhu động ruột, cần dùng thêm thuốc nhuận tràng), an thần và lệ thuộc thuốc.

- Các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol...): Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.

- Thuốc ngậm giảm ho: Với loại thuốc này cần kiểm tra thành phần đường có trong thuốc khi dùng (đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường).

Ngoài ra có thể dùng điều trị hỗ trợ bằng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như các loại si rô trị ho.

Thuốc tham khảo

Chủ trị:

- Ho mãn tính, ho kéo dài, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi
- Ho do dị ứng thời tiết
- Ho do cảm lạnh, cảm cúm
- Ho gió, ho khan, ho có đờm
- Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
- Các trường hợp sưng đau họng, họng khô, ngứa rát cổ họng, khản tiếng...





Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]