Thuốc trị bệnh tự miễn có tác dụng với bệnh đái tháo đường týp 1

Các chuyên gia ở Trung tâm y học UT Southwestern, Mỹ (UTS) vừa kết thúc một nghiên cứu và phát hiện thấy thuốc trị bệnh rối loạn tự miễn đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt

15.6013

Các chuyên gia ở Trung tâm y học UT Southwestern, Mỹ (UTS) vừa kết thúc một nghiên cứuphát hiện thấy thuốc trị bệnh rối loạn tự miễn đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt cũng có tác dụng đối với bệnh đái tháo đường týp 1, làm giảm quá trình phá hủy tế bào sản xuất insulin của cơ thể người bệnh.

Theo GS. Phillip Reskin, trưởng nhóm nghiên cứu ở UTS thì đây là phát hiện hết sức thú vị, trong đó thuốc rituximab dùng để chữa bệnh rối loạn tự miễn lại có tác dụng hạn chế việc tiêm insulin. Trước nghiên cứu này giới y học đã phát hiện thấy hai loại tế bào miễn dịch là tế bào B và tế bào T đều là thủ phạm làm tăng bệnh đái tháo đường týp 1. Tế bào T tấn công và làm tổn thương các tế bào beta sản xuất insulin còn các tế bào B tuy không tấn công trực tiếp các tế bào beta sản xuất insulin nhưng nó lại kích hoạt tế bào T hoạt động. Để có kết luận này nhóm đề tài đã tuyển dụng những người tình nguyện trong độ tuổi từ 8-40 tham gia, tất cả đều mắc bệnh đái tháo đường týp 1 trong thời gian kéo dài 100 ngày theo kiểu cấp thuốc gián đoạn trong thời gian 2 năm. 2/3 số người được dùng thuốc rituximab. Kết quả sau một năm những người dùng rituximab, cơ thể của họ tự sản xuất được insulin so với nhóm người dùng giả dược (placebo), hàm lượng đường trong máu được duy trì ở mức tốt hơn. Mặc dù kết quả trên là rất khả thi nhưng cơ chế cụ thể của quá trình này hay nói cụ thể hơn là tác dụng của rituximab đối với người bệnh đái tháo đường týp 1 đến nay vẫn chưa rõ, rất có thể nó làm cải tiến chức năng cho tế bào beta trong giai đoạn đầu của những người mắc bệnh đái tháo đường týp 1.

K.N (Theo Net/RD, 12/2009)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]