Trái cây giải độc tốt cho mùa hè

Trái cây giải độc tốt cho mùa hè có tác dụng giải nhiệt, làm mát và thanh lọc độc chất trong cơ thể. Do vậy mùa hè nên bổ sung thêm nước, rau củ, trái cây.

0

Báo Sức khỏe đời sóng cho biết, trong mùa nắng nóng, chúng ta thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn do đó có thể nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung thêm nước và các loại rau củ, trái cây là rất cần thiết.

Theo y học cổ truyền, những loại trái cây có tính hàn, lượng đa phần có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh tân chỉ khát. Nghĩa là có tác dụng giải nhiệt, giải khát, làm mát và thanh lọc độc chất trong cơ thể.

Vì vậy, trong mùa nắng nóng nên dùng nhiều các loại trái cây này. Các loại trái cây dưới đây dễ kiếm, rẻ tiền có thể cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Những trái cây giải độc tốt cho mùa hè

Đu đủ:

Thịt quả: vị ngọt, tính bình. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, sinh tân chỉ khát, bổ tỳ vị, tiêu viêm.Do đó ăn đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa, điều trị táo bón, trĩ, sưng khớp, tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, viêm dạ dày, thiếu sữa, giải rượu.

Lá đu đủ: tác dụng tiêu viêm, có thể giã nát đắp lên chỗ sưng đau.Trong đu đủ chứa nhiều b-caroten, vitamin A, B, C, E, nhiều khoáng chất canxi, kali… Có thể dùng nước ép đu đủ hoặc quả đu đủ giã nát thích hợp làm mặt nạ dưỡng da.

Dưa hấu:

Thịt quả: vị ngọt, tính hàn. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Trị vàng da, viêm gan, viêm thận, huyết áp cao, miệng lở loét, phát sốt.Vỏ dưa: vị ngọt, tính mát. Trị phù thũng, huyết áp cao.

Dưa hấu là trái cây giải nhiệt rất tốt vào mùa hè

Hạt dưa: vị ngọt, tính bình. Tác dụng nhuận trường trị táo bón.Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, đau bụng không nên ăn dưa hấu.Trong dưa hấu chứa nhiều kali có tác dụng lợi tiểu do đó giúp chữa các chứng phù thũng, viêm thận, huyết áp cao.

Thơm (dứa):

Thịt quả: vị ngọt, chua, tính bình. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, lợi tiểu, ích tỳ vị, trị say nắng, giải rượu, hỗ trợ tiêu hóa, ngừa ung thư đường ruột, hạ huyết áp. Vỏ: tác dụng trị lợi tiểu, trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Nước ép dứa: trị ho, đau họng do nhiệt. Dứa tươi trước khi ăn nên ngâm rửa bằng nước muối. Sau khi ăn nếu thấy ngứa lưỡi thì không nên dùng nữa. Người tỳ vị hư hàn dùng dứa nên nấu canh để dùng.

Dùng dứa sau bữa ăn giúp dễ tiêu hóa, giảm mỡ hấp thu vào máu. Ăn dứa có tác dụng lợi tiểu nên giúp điều trị tăng huyết áp, giảm sưng phù. Do đó, dứa là thực phẩm rất tốt đối với người bị bệnh tim mạch.

Mận

Quả: vị ngọt, chua, tính bình. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, lợi thủy, nhuận gan. Trị được các chứng đau răng, viêm nha chu, viêm họng, lở miệng, nổi ban, tiểu gắt, táo bón.

Nhân hạt: vị đắng, tính bình. Tác dụng hoạt huyết tán ứ, nhuận tràng, lợi thủy. Trị được các chứng đầy bụng, ăn uống không tiêu, táo bón.

Lá: vị chua, ngọt, tính bình. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt cao, trị phù thũng.

Rễ: vị đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Chủ trị tiểu gắt, tiểu buốt, kiết lỵ, nổi ban.

Vỏ rễ: vị đắng, mặn, tính hàn. Tác dụng thanh nhiệt hạ khí, trị khí nghịch, kiết lỵ, nổi ban.Người có nhiều đờm nên kiêng dùng.

Quả mận có tác dụng bài tiết acid dạ dày, bài tiết dịch ruột, tăng cường nhu động ruột thích hợp với người thiếu acid dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Dừa:

Nước dừa: vị ngọt, tính mát. Tác dụng sinh tân giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng phù, trị sốt, say nắng.

Cơm dừa: vị ngọt, béo, tính bình. Tác dụng bổ tỳ ích thận, lợi sữa, trị cam tích ở trẻ nhỏ.Rễ dừa: vị đắng, tính bình. Trị chảy máu cam, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.

Dầu dừa: sát trùng, trị da ngứa, da nứt nẻ.Nước dừa tươi không nên để lâu để tránh bị biến chất. Không nên ăn quá nhiều cơm dừa vì sẽ gây đầy bụng.

Thanh long:

Quả: vị ngọt, hơi chua, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị tăng huyết áp, béo phì, tiêu hóa kém.Hoa: vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Tác dụng nhuận phế chỉ khái, lương huyết. Trị viêm phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao.Thân: tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải độc. Trị tăng huyết áp, cholesterol trong máu cao, táo bón.Người tỳ vị hư hàn nên ăn ít.

Nên đọc

Chanh:

Quả: vị chua, tính mát. Tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi phế nhuận hầu, kiện tỳ tiêu đờm. Trị được các chứng ho đờm, viêm họng, say nắng, tăng huyết áp, đầy bụng, tiêu chảy, ăn không ngon.

Hạt: vị đắng, tính bình. Tác dụng hành khí hoạt huyết, giảm đau.

Vỏ quả: vị chua, cay, tính ôn. Tác dụng hành khí, kiện tỳ. Trị các chứng ăn không tiêu, bụng trướng đau.

Lá: vị cay, ngọt, tính ôn. Tác dụng bổ phế tiêu đờm. Trị chứng ho nhiều đờm viêm phế quản mạn tính.Người bệnh viêm loét dạ dày nên dùng ít.

Quả lê.

Theo Tri thức trẻ, đây là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp cho việc tiêu hóa của bạn trở nên dễ dàng hơn và làm sạch cơ thể, thải các độc tố, chất thải khác, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.

Lê giàu vitamin C, có tác dụng như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào cơ thể. Nó cũng là một liều thuốc làm giảm sốt vì nó làm mát và giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, nếu bạn hoặc những thành viên trong gia đình bị sốt, cách tốt nhất để hạ nhiệt độ một cách nhanh chóng là uống một ly nước ép lê thật lớn.

Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong trái lê rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm thận, chống thiếu hụt độ kiềm trong máu, ngăn ngừa viêm đại tràng (viêm ruột kết), ngăn ngừa bệnh dị ứng và các vấn đề về da khác.

Lê chứa nhiều vitamin B và kali, vì thế nó còn có lợi cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, lê là trái cây rất tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường vì vị ngọt của lê là từ đường tự nhiên. Lượng đường tự nhiên trong trái câygiúp các bệnh nhân tiểu đường dễ dàng dung nạp hơn.

Tuy nhiên, có những người cần tránh ăn lê vì lê là loại quả tính hàn, không thích hợp cho người mắc chứng khó tiêu, có bệnh lá lách hay bệnh dạ dày và sản phụ vừa sinh con.

Quả chuối

Chuối là loại quả giàu vitamin và khoáng chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là: “Trái cây cuộc sống”.Chuối cung cấp cho cơ thể toàn bộ khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người.

Chuối rất tốt cho sức khỏe

Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho người lao động nặng, vận động viên, mà còn dành cho thai phụ hay buồn nôn vì ốm nghén. Chuối là món tráng miệng không nên thiếu trên bàn ăn của người bị bệnh tim mạch và người bị cao huyết áp vì nó có tác dụng vừa lợi tiểu nhẹ, bổ sung kali cho cơ thể.

Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin. Chuối vừa có hiệu quả an thần nhẹ nhàng vừa thúc đẩy chức năng tư duy theo chiều hướng lạc quan yêu đời.

Một tin mừng cho các quý ông là chuối rất có lợi cho việc làm tăng hưng phấn trong chuyện tình dục. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về "chuyện ấy", mà còn thu ngắn thời gian nghỉ ngơi của quý ông trước khi có thể tiếp tục "yêu" trở lại sau "hiệp 1". Nhưng có những người tránh không nên ăn chuối, đó là những bệnh nhân bị bệnh lá lách, dạ dày.

Thuốc tham khảo: Vitamin E 400mg

- Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin E

- Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da

- Điều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu.

- Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Mỹ LInh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]