Trẻ 5 tuổi: Hiểu rõ sự khác biệt

Khi 5 tuổi, bé đã bắt đầu hiểu được mối quan hệ giữa người với người. Các bé sẽ để ý nếu gia đình một ai đó khác biệt với gia đình của bé

15.5375

>>>

>>>

Các bé cũng để ý nếu một ai đó có gì khác biệt so với trước. Thậm chí, bé cũng chẳng cảm thấy ngại ngùng khi đặt câu hỏi về những vấn đề tế nhị như khi hỏi vì sao bạn Hoa lại có hai mẹ hoặc tại sao bạn Lý lại có đôi mắt nhỏ.

Tuy là có hơi khó xử nhưng bạn không nên giả lơ khi bé có những câu hỏi như vậy. Bạn nên nắm bắt cơ hội này để có thể có cái nhìn cận cảnh hơn về thế giới của bé, một thế giới thay đổi hàng ngày.

Trong khi các bé nhỏ hơn sẽ cảm thấy thỏa mãn với những câu trả lời dạng như “kích thước bên trong chúng đều giống nhau” thì khi 5 tuổi, bé sẽ đòi hỏi những câu trả lời có tính phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, nếu bé tò mò về màu da, bạn có thể nói về chủ đề mỗi người có một lượng sắc tố da khác nhau. Không cần thiết phải miêu tả chi tiết cho bé, bạn chỉ cần ghi nhận câu hỏi của bé một cách nghiêm túc là được.

Không cần trả lời chi tiết nhưng bạn cũng tuyệt đối không được giả lơ câu hỏi của bé

Các bé học được rất nhiều từ những điều khác nhau mà bé trông thấy khi đang chơi đùa. Bạn hãy để ý lắng nghe những câu nói kiểu như “mẹ không có văn phòng” hoặc “chỉ người Trung Quốc mới thích bánh quy”. Những cuộc đối thoại như vậy có thể cho bạn biết thêm nhiều về thế giới của con.

Cuộc sống của mẹ

Đọc sách không còn đơn giản là một thói quen trước khi đi ngủ nữa, bạn có thể thông qua giờ đọc sách để dạy bé nhiều điều mới lạ. Biến giờ đọc sách thành một hoạt động giao tiếp bằng cách đặt cho bé những câu hỏi khi bạn đang đọc. Bạn có thể khuyến khích bé dự đoán những gì xảy ra tiếp theo trong câu chuyện bằng những câu hỏi, chẳng hạn như: “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?” hay “Chuyện gì sẽ xảy ra với…”. Bạn cũng có thể khuyến khích bé diễn giải vấn đề theo cách của riêng mình: “Con nghĩ tại sao họa sĩ lại vẽ đám mây màu hồng?”

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]