Trẻ bị chốc lở: Cách điều trị và phòng ngừa

Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, bệnh chốc lở cải thiện nhanh, khỏi và không để lại sẹo, ngược lại bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

15.5995

Nói về việc trẻ bị chốc lở, ThS.BS.Nguyễn Thanh Hải - Khoa Khám bênh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: "Bé có thể bị sốt cao nếu tình trạng nhiễm trùng là quan trọng. Bệnh hay để lại các vết thâm trên bề mặt da sau khi lành bệnh. Nếu không được chữa trị hoặc điều trị không đúng bệnh có thể kéo dài vài tuần, đôi khi đến vài tháng".

Yếu tố thuận lợi làm dễ phát sinh là da bé bị ẩm, bị trầy sướt do gãi (hay gặp khi cơ địa dị ứng, chàm) hoặc do côn trùng đốt.

Để phòng bệnh, gia đình nên giữ da bé luôn sạch sẽ và khô ráo, cắt ngắn móng tay để bé không làm tổn thương da do gãi. Các đồ dùng cá nhân của bé như quần áo, khăn,… nên được cách ly để tránh lây lan. Gia đình cần đưa bé đến bệnh viện, không nên tự ý mua thuốc cho bé uống hoặc bôi thuốc tùy tiện dễ làm bệnh nặng hơn.

Chốc có bọng nước (Ảnh: Vnexpress)

Điều trị chốc lở

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Mai Hương, chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết:

- Trường hợp nhẹ hoặc thương tổn khu trú: Làm sạch tổn thương bằng dung dịch NaCl 0, 9% hay thuốc tím 1/10.000.

- Dùng mỡ/kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).

- Khi thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: Dùng kháng sinh toàn thân. Có thể dùng kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin, Cefixim…)

- Dùng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin…

- Nếu chốc kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ.

- Nếu có biến chứng phải chú trọng điều trị các biến chứng.

Biến chứng của bệnh chốc

Chốc lở thông thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng:

Biến chứng tại chỗ:

- Chàm hóa: Chốc tái đi tái lại xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa.

- Chốc loét: Thường gặp trên trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng nặng hay người suy giảm miễn dịch, thương tổn ăn sâu, khi khỏi để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ (chốc thông thường không để lại sẹo).

Biến chứng toàn thân

- Nhiễm trùng huyết: Thường gặp trên cơ thể có sức đề kháng yếu, chủ yếu do tụ cầu.

- Viêm cầu thận cấp: Thời gian từ chốc đến viêm cầu thận cấp thường là 3 tuần.

- Ngoài ra có thể gặp viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…

Phòng ngừa và hạn chế bệnh lan rộng

- Biện pháp tốt nhất là luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.

- Bảo vệ da không bị xây xát. Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng.

- Giữ cho da trẻ sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, tắm cho trẻ bằng nước sạch, tránh làm xây xát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày, cắt tóc, cắt móng tay.

- Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh.

- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.

- Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.

Tiến Khê

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]