Trẻ dễ táo bón, sỏi thận do thừa canxi

Thừa canxi gây ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, thận quá tải, giảm chức năng thận về lâu dài gây sỏi niệu quản, sỏi thận, vôi hóa thận.

15.5958

Thừa canxi dễ gây sỏi thận

Người lao động cho biết, ngoài việc bổ sung canxi bằng các loại nước xương thì nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có thành phần canxin cũng được các bậc cha mẹ sử dụng cho con. Tuy nhiên, theo BS Hoàng Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không phải cứ uống canxi, đưa canxi vào cơ thể thật nhiều là tốt.

Một số bác sĩ dinh dưỡng cho hay nhiều bậc cha mẹ lo con cái sau này có chiều cao “khiêm tốn” giống mình nên ra sức cho trẻ uống sữa hàm lượng canxi cao ngay từ còn nhỏ và bổ sung các loại cốm canxi khi lớn hơn nhưng cách làm này cũng sai. Do bổ sung canxi quá đà, có những cháu bé mới 3-4 tuổi đã bị sỏi thận.

Việc thừa canxi từ nguồn thực phẩm sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu nhưng nếu do thuốc sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, mệt mỏi, chán ăn, thậm chí khiến trẻ lùn, ngừng phát triển chiều cao.

(Ảnh minh họa)

Thừa canxi dễ gây táo bón và nhiều bệnh khác cho trẻ

Trao đổi trên Vnexpress, bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan, Trưởng phòng khám Cây Thông Xanh (Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng) cho biết, canxi có vai trò quan trọng đối với các bộ phận trong cơ thể như xương, hệ thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch...

Đối với xương, canxi là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 70% trọng lượng xương. Ở trẻ em, thiếu canxi sẽ làm cho xương nhỏ, yếu, trẻ chậm lớn, thấp chiều cao, bị còi xương, răng mọc chậm hoặc không đều.

Đối với hệ thần kinh, canxi tham gia vào hoạt động của tuyến yên, đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác. Do vậy mà khi trẻ thiếu canxi thường có các biểu hiện: đêm ngủ hay giật mình và quấy khóc, dễ nổi cáu, mồ hôi trộm, rụng tóc.

Đối với cơ bắp, canxi có vai trò quan trọng đối với vận động của cơ bắp, cơ tim và cơ trơn. Thiếu canxi làm trẻ bị yếu sức, chậm biết đi, ảnh hưởng đến chức năng chuyển máu của cơ tim, gây ra tình trạng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón.

Đối với hệ miễn dịch, canxi tham gia vào quá trình tiêu diệt những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Trẻ thiếu canxi thường bị viêm nhiễm đường hô hấp do miễn dịch kém.

Theo bác sĩ Lan, mặc dù canxi có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng không có nghĩa cứ bổ sung càng nhiều thì càng tốt.

Thừa canxi gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng như:

- Gây ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm.

- Gây quá tải cho thận, giảm chức năng thận về lâu dài gây sỏi niệu quản, sỏi thận, vôi hóa thận.

- Canxi hóa động mạch, xơ vữa động mạch.

- Gây mệt mỏi, kém ăn, táo bón.

- Gây rối loạn canxi trong máu, rối loạn nhịp tim.

Bác sĩ Thúy Lan lưu ý, nếu con có các dấu hiệu thừa canxi dưới đây, bố mẹ phải ngưng bổ sung ngay và nên đưa con đi khám:

- Táo bón, đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn.

- Đau xương, đau cơ.

- Rối loạn nhịp tim.

- Khát nước, tiểu nhiều, đi tiểu ra sỏi, đi tiểu ra máu.

Trẻ có thể được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu định lượng canxi để xác định.

Tham khảo thuốc: Vitamin B12

Liệu pháp điều trị vitamin, làm liền sẹo; dùng trong: viêm giác mạc, giúp liền sẹo sau ghép giác mạc, tổn thương & bỏng giác mạc, loét giác mạc do chấn thương.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]