Trẻ nhìn đi chỗ khác – dấu hiệu của tự kỷ?

(SKGĐ) Các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) tiết lộ rằng, trẻ nhìn ra chỗ khác khi mà bạn đang nói chuyện có nhiều khả năng bị bệnh tự kỷ.

15.5412

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu bằng việc sử dụng công nghệ để theo dõi sự tập trung của trẻ và họ phát hiện ra rằng, những bé đang phát triển rối loạn phổ tự kỷ viết tắt là ASD (Autistic Spectrum Disorder) thường ít nhìn vào mặt người đang trò chuyện đối diện hơn những trẻ bình thường.

Nghiên cứu này được thực hiện trên trẻ 6 tháng tuổi bằng việc quay các video theo dõi khuôn mặt của trẻ phản ứng khi đang được cha mẹ nói chuyện, cười đùa với chúng trong khi thông thường các nghiên cứu về trẻ tự kỷ chỉ thực hiện với trẻ trên 3 tuồi.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Frederick Shic cho biết: “Từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã rất thích tiếp xúc và tương tác với mọi người một cách tự nhiên thông qua khuôn mặt và giọng nói của người đối diện một cách rất tự nhiên và khi những phản ứng của trẻ với sự tương tác ấy thay đổi chính là dấu hiệu của bệnh tự kỷ”.

“Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ từ 6 tháng tuổi qua những phản ứng không điển hình mấy. Trước đây để chẩn đoán bệnh tự kỉ ở trẻ thường chú ý đến những hành vi bất thường của trẻ trên 3 tuổi. Nhưng nay qua nghiên cứu này các bạn hoàn toàn có thể để ý và chẩn đoán cho trẻ sớm hơn khi chỉ mới 6 tháng tuổi”, ông cho biết thêm.

TS. John Krystal, biên tập viên của tạp chí Biological Psychiatry khi công bố kết quả nghiên cứu đã bình luận rằng: “Rõ ràng sự thay đổi về ảnh nhìn của trẻ liên quan đến việc chẩn đoán bệnh tự kỷ được sớm hơn nhiều so với những dấu hiệu truyền thống trước đây”.

Kim Dung

Theo Dailymail

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]