Trẻ thụ tinh nhân tạo có nguy cơ mắc ung thư?

Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều cặp vợ chồng thường hỏi khi tiến hành thụ tinh nhân tạo là liệu đứa trẻ được sinh ra có khỏe mạnh như cách thụ thai tự nhiên hay không.

15.5939

Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều cặp vợ chồng thường hỏi khi tiến hành thụ tinh nhân tạo là liệu đứa trẻ được sinh ra có khỏe mạnh như cách thụ thai tự nhiên hay không. Câu trả lời quả là khó khăn vì cho tới nay có ít nghiên cứu hoàn chỉnh về nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của đứa trẻ ra đời từ thụ tinh nhân tạo (TTNT).

Trong vòng ba thập kỷ qua, có khoảng 3,5 triệu đứa trẻ trên thế giới sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, và nhiều người trong số này đã bước sang tuổi trưởng thành. Với mức độ dân số ra đời từ phương pháp này tăng lên, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu theo đuổi các đề tài về những khía cạnh phát triển của trẻ em sinh ra từ ống nghiệm, trong đó có nguy cơ về các bệnh như tự kỷ, đái tháo đường và ung thư, và các kết quả nghiên cứu đã tiềm ẩn một số nguy cơ về sức khỏe dài lâu có thể xảy ra.

Một trong số những nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí Nhi khoa của Mỹ đã đánh giá về nguy cơ bệnh ung thư thời thơ ấu và tuổi dậy thì ở trẻ sinh ra từ thụ tinh nhân tạo. Nghiên cứu này cho thấy nguy cơ gây ra ung thư ở trẻ em sinh ra từ ống nghiệm cao hơn hẳn so với trẻ em được thụ thai bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ này vẫn còn ở mức độ thấp, khiến các nhà khoa học cho rằng sở dĩ trẻ sinh từ ống nghiệm có nguy cơ bị ung thư cao hơn là do khả năng khó thụ thai của cha mẹ, chứ không phải do quá trình được thụ tinh trong ống nghiệm.

 Tiêm tinh trùng vào trong nang buồng trứng (photo: Getty).

Qua nghiên cứu quá trình phát triển sinh học của 2,4 triệu trẻ sơ sinh, trong đó gồm 26.692 trẻ sinh ra từ ống nghiệm từ 1982-2005 cho thấy có 56 trường hợp ung thư ở tuổi thiếu nhi và tuổi dậy thì ở trẻ em ra đời từ thụ tinh nhân tạo, trong khi đó chỉ có 38 trường hợp là ở trẻ em bình thường cùng độ tuổi. Do đó nguy cơ bị ung thư sẽ tăng 42% đối với thụ tinh nhân tạo. Con số này nghe có vẻ rất đáng sợ, tuy nhiên người đi đầu công trình nghiên cứu TS. Bengt Kallen thuộc Đại học Lund, Thụy Điển cho biết các loại ung thư mà nhóm của ông nghiên cứu, trong đó bao gồm cả các khối u ở hệ thần kinh trung ương và ung thư máu, đều rất khó xảy ra do nguy cơ cao để chuyển thành một trường hợp ung thư trên 1.000 đứa trẻ ra đời từ phương pháp này. Kallen cho biết: "Cho tới nay vẫn chưa đủ dữ liệu để chỉ ra là liệu nguy cơ mắc bệnh ung thư từ những đứa trẻ ra đời từ phương pháp TTNT có cao gấp 3-5 lần như một số người nghĩ hay không. Tài liệu này cho thấy nguy cơ là rất nhỏ". Mặc dù nguy cơ mắc ung thư còn chưa rõ rệt, nhưng Kallen cũng lưu ý những đứa trẻ ra đời từ TTNT có khả năng bị sinh non và gặp phải vấn đề về hô hấp cần đến liệu pháp oxy.

Nhìn chung, những đứa trẻ ra đời từ TTNT thường nhẹ cân hơn so với trẻ em bình thường. Dù nhẹ cân khi sinh không liên quan tới ung thư, nhưng nó có thể liên quan tới các vấn đề sức khỏe khác sau này như bệnh tiểu đường hay béo phì. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt biểu sinh ở trẻ TTNT mà có thể liên quan tới sự phát triển của bệnh tật về lâu dài.

Câu hỏi đáng giá nhiều triệu đô-la là liệu sự khác biệt có thể nhận thấy từ trẻ TTNT, từ nhẹ cân và sinh non cho tới nguy cơ ung thư, là kết quả của liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay từ tình trạng không thể thụ thai của người mẹ thì nghiên cứu trên chưa thể trả lời.

Theo TS. William Gibbons, giáo sư tại trường Đại học Y Baylor, và Chủ tịch Hội Sản khoa Mỹ, những nghiên cứu tiến hành tại các nước thuộc bán đảo Scandi-na-vơ lại cho các kết quả thú vị. Một nghiên cứu tại Đan Mạch năm 2007 được đăng tải trên tạp chí Sản khoa và Phụ khoa cho thấy không có sự khác biệt về kích cỡ của trẻ em sinh ra từ TTNT hay tự nhiên. Một nghiên cứu tại Na Uy công bố trên báo Lancet năm 2008 so sánh những cặp song sinh bình thường và những cặp ra đời từ TTNT và không hề có sự khác biệt về kích thước hay cân nặng trong thời kỳ thai nghén. Do đó, theo Gibbons, không thể có tác dụng của TTNT lên những hiện tượng này.

Andrew Olshan, nhà dịch tễ học tại Trường Đại học Bắc Carolina cũng nhất trí rằng các nhân tố chưa biết tới liên quan đến tình trạng không thể thụ thai tự nhiên của người mẹ có thể gây ảnh hưởng tới điều kiện sức khỏe của đứa trẻ. Olshan cho biết: "chúng ta vẫn chưa có đủ manh mối cần thiết để xem những nhân tố nào gây ra ung thư ở trẻ em". Mặc dù TTNT là một nhân tố nguy cơ đối với ung thư ở trẻ em, nhưng mức độ nguy cơ của nó vẫn ở mức rất thấp để ngăn cản các bậc cha mẹ tìm đến liệu pháp cứu cánh này cho việc sinh nở. Dù có thể có chút ít nguy cơ gây ra ung thư ở trẻ nhỏ, nhưng nếu không có TTNT, nhiều cặp vợ chồng chẳng thể nào sinh con.

          Hương Trà(Theo The Time)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]