Vệ sinh đúng cách trong kỳ kinh nguyệt

Trong giai đoạn kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung hé mở nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo rồi vào buồng tử cung, gây viêm nhiễm.

15.5972

Không quá kiêng cữ

Theo Sức khỏe và đời sống, nhiều người vẫn quan niệm rằng, đến chu kỳ kinh nguyệt hay “kiêng kỵ” tắm rửa, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khiến cho nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,... rất cao.

Vì trong những ngày hành kinh, lúc máu kinh thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn những ngày không có kinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra nhiều người không biết giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,... có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.

Vào những ngày có kinh mặc dù cơ thể có mệt mỏi nhưng không nên kiêng cữ hoặc ngại mà cần phải tắm rửa thường xuyên.

Cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước sạch để tắm, không dùng nước ở ao, hồ, sông, suối. Không nên ngâm người trong bồn tắm, ao, hồ hoặc bơi lội. Tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng trong những ngày có kinh. Tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt.

Một số lưu ý

Thay băng vệ sinh

Những ngày đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần thay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 - 5 lần một ngày. Mỗi lần thay băng vệ sinh dùng nước chín còn ấm thay rửa.

Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vì nhiều người theo thói quen hoặc có suy nghĩ là xà phòng diệt khuẩn tốt nên thường vệ sinh bằng xà phòng tắm.

Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vì chất kiềm trong xà phòng làm rối loạn độ cân bằng kiềm toan của âm hộ, âm đạo.

Chỉ nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.Khi rửa đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước.

Không đưa tay thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu trong âm đạo; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng. Nếu bạn dùng bằng vải xô thì cần ngâm xà phòng và giặt thật sạch, phơi ở nơi có nắng, ít bụi là tốt nhất. Nên rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh.

Dinh dưỡng trong thời gian “đèn đỏ”

Cũng theo Dân trí, mỗi tháng một lần, kinh nguyệt sẽ “viếng thăm” các chị em. Đây là thời gian khó chịu của không ít phụ nữ. Một chế độ ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp chị em thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phái đẹp cũng cần phải biết chọn lựa thực phẩm mới mang lại hiệu quả.

Trái cây, rau, củ, quả là những loại thực phẩm lý tưởng trong suốt những ngày có kinh nguyệt, đặc biệt những loại trái cây ngọt có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác thèm đường. Thêm vào đó, hãy bổ sung thêm cam, lê, dưa chuột, ngô và cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày.

Những loại củ, quả này sẽ giúp bạn giảm cơn thèm ăn và giảm mệt mỏi đáng kể. Hạn chế tối đa lượng cafein, nước ngọt có ga sẽ giúp bạn làm giảm cảm giác đầy hơi và làm dịu dạ dày đang rất dễ bị kích thích.

“Caffeine có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm bạn có cảm giác đầy bụng hơn”, PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết. Mặc dù muối là rất quan trọng đối với sức khỏe tuy nhiên nếu bạn lạm dụng nó sẽ gây chứng đầy hơi, tích nước. Cách tốt nhất để kiếm soát lượng muối vào cơ thể là tránh các thực phẩm chế biến nhanh và đồ ăn sẵn.

Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể giữ được nước và làm giảm triệu chứng đầy hơi

Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì sự cân bằng hormone và duy trì chức năng thải độc của gan và thận. Các cơ quan này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể.

Thực phẩm giàu ma-giê như đậu, đậu phụ và đậu phộng được cho là có tác dụng làm giảm sưng  ở phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt. Không nên bỏ qua các loại vitamin trong suốt thời kỳ ‘đèn đỏ’.

Vitamin E sẽ giúp bạn loại bỏ một số triệu chứng khó chịu của tiền kinh nguyệt.

Vitamin B6 (có trong khoai tây, chuối, bột yến mạch) có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi và cải thiện tâm trạng còn vitamin C (bưởi, chanh) và kẽm (hạt bí ngô) có công dụng hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]