Viêm nhiễm "vùng kín" tái phát tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung là các bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Viêm nhiễm "vùng kín" tái phát tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

0
Tôi năm nay 25 tuổi đang là nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Tôi có đi khám phụ khoavà được cho biết thành tử cung dày lên bất thường và kết luận bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung. Tôi đã bị tái bệnh khoảng 4 lần do chủ quan nên bệnh chưa khỏi hẳn.

Xin cho biết liệu bệnh của tôi có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không? Tôi nghe nói có phương pháp tiêm vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung, tôi có nên tiêm ngay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!


Bạn Trang Trần thân mến,

Viêm âm đạoviêm cổ tử cung là các bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Viêm đạo là sự nhiễm trùng ở âm đạo. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả những phụ nữ trẻ. Viêm âm đạo có thể dẫn đến ngứa, chảy nước thậm chí là đau đớn. Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo thường là do sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo hoặc nhiễm trùng.

Viêm âm đạo cũng có thể do giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh. Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm ở cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp viêm cổ tử cung là không có triệu chứng gì quan trọng, tuy nhiên, một số trường hợp viêm cổ tử cung là do nhiễm các bệnh qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu và chlamydia.


Ảnh minh họa


Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung (gọi chung là viêm nhiễm "vùng kín") thường có các biểu hiện như: ngứa âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt chảy máu âm đạo, có mụn ở âm đạo, khí hư có màu đặc biệt (vàng, xanh, xám...) kèm theo mùi hôi khó chịu. Khi phát hiện những triệu chứng như trên, chị em cần phải đi khám phụ khoa, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có hướng điều trị thích hợp.

Bạn bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì càng cần điều trị hết liệu trình và theo chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh bỏ giữa chừng vì có thể gây kháng thuốc và điều trị khó khăn hơn.

Thông thường, viêm cổ tử cung gây ra không có dấu hiệu và triệu chứng, và chỉ có thể biết sau khi một thử nghiệm Pap hoặc làm các sinh thiết cho vấn đề khác. Viêm cổ tử cung gây ra bởi bệnh lậu hay chlamydia có thể lây lan sang các lớp lót tử cung và ống dẫn trứng, dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID), một nhiễm trùng của cơ quan sinh sản nữ, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, cổ tử cung và buồng trứng. Và nếu không được điều trị khỏi thì vẫn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, có 2 loại thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung: loại thứ nhất ngừa được 2 tuyp HPV (virus gây ung thư cổ tử cung) 16 và 18, loại thứ 2 ngừa được 4 tuyp 6,11, 16 và 18. Cả 2 loại thuốc chủng này đã được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc chủng ngừa hiệu quả nhất ở các bé gái và các bạn gái trong độ tuổi từ 10 - 26, chưa có sinh hoạt tình dục. Cần tiêm ung thư cổ tử cung 3 liều: liều thứ nhất, liều thứ 2 sau đó 2 tháng và liều thứ 3 sau liều đầu tiên 6 tháng. Tiêm chủng càng sớm hiệu quả càng cao.

Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể về tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV này. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ việc điều trị của bác sĩ chính xác để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

AloBacsi.vn
Theo BS Hoa Hồng - Pháp luật Xã hội
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]