Viêm phế quản cấp: Khi nào thì cần dùng kháng sinh?

Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản sẽ làm tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

15.6261

Viêm phế quản cấp: Nguyên nhân

Theo Vnexpressviêm phế quản cấp tính thường do một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn gây viêm mũi, họng, khí quản, viêm hạch hạnh nhân, các xoang hàm mặt, dẫn đến viêm phế quản cấp, hoặc do bụi, khí độc gây ra.

Viêm phế quản cấp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng ở tuổi trẻ nhiều hơn. Triệu chứng thường gặp là sốt vừa, kéo dài 3-4 ngày, ho có ít đàm, khó thở nhẹ, ít biến chứng, bệnh mau khỏi.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp có thể do virut (chiếm tới 50 – 90% các trường hợp viêm phế quản cấp), do vi khuẩn (ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virut) và một số nguyên nhân khác như hít phải hơi độc (khói thuốc lá, chlor, amoniac, acid, dung môi công nghiệp), yếu tố dị ứng (viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ em giống như cơn hen phế quản, viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra ở bệnh nhân hen, nổi mày đay, phù Quinck).

Viêm phế quản cấp thường khởi phát với các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng.

(Ảnh minh họa)

Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao, nhiệt độ có thể tới 39 – 40oC, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, đờm có màu xanh, màu vàng, cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm lẫn ít máu.

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều được điều trị ngoại trú, nhiều bệnh nhân, do không được phát hiện và điều trị kịp thời nên bệnh diễn biến nặng, có thể gây tử vong.

Dùng kháng sinh khi nào?

Sức khỏe và đời sống cho biết, để có được chế độ điều trị phù hợp, bạn cần đến bác sĩ để khám bệnh. Quyết định điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nặng của triệu chứng và định hướng căn nguyên gây bệnh.

Chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Vì việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản sẽ làm tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

Cụ thể, các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm: người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng; bệnh đã diễn biến quá 10 ngày; xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao. Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh. Trong các yếu tố trên, việc nhìn màu sắc đờm cho đánh giá nhanh và khá chính xác.

Chỉ khi đờm không cho phép xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc thầy thuốc vẫn nghi ngờ căn nguyên nhiễm khuẩn, thì cần làm thêm các xét nghiệm để xác định căn nguyên gây bệnh.

Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp thường bao gồm: nhóm betalactam, macrolide và quinolone.

Việc dùng loại kháng sinh nào, liều lượng, cách dùng, thời gian dùng trong bao lâu… phải do bác sĩ chỉ định. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối tránh các trường hợp tự ý thay đổi liều dùng, thời gian dùng, hoặc bỏ thuốc khi thấy bệnh lui mà không dùng hết liệu trình… những điều này sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh như ngộ độc thuốc (nếu tăng liều), bệnh không khỏi mà sẽ phức tạp hơn, nguy hiểm hơn, góp phần gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Ngược lại, những trường hợp bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng… thường là viêm phế quản cấp do virut, những trường hợp này không cần dùng kháng sinh, hay nói cách khác là dùng kháng sinh trong trường hợp này cũng không có tác dụng.

Tham khảo thuốc: Paracetamol: 250mg

Toa thuốc Paracetamol: 250mg theo công bố của nhà sản xuất hoặc cơ quan y tế. Đây là thông tin tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]