Xử lí khi cơ thể nặng mùi

(SKGĐ) Bạn sẽ thật sự mất tự tin khi cơ thể xuất hiện những loại mùi phiền toái này.

0

1. Hôi miệng

Hôi miệng thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng, chứng khô miệng... Chính những túi mủ quanh chân răng là ổ vi khuẩn khiến hơi thở có mùi hôi.

Ảnh minh họa

Cách xử lí:

- Dùng các loại nước súc miệng, nhai kẹo cao su… khi giao tiếp để có cảm giác tự tin.

- Để phòng tránh hôi miệng, cần vệ sinh, kiểm tra răng miệng 6 tháng một lần và lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ.

- Hạn chế ăn nhiều hành, tỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

 2. Hôi nách

Được lý giải là do tuyến mồ hôi đầu hủy (apocirine) tập trung rất nhiều tại nách gây ra. Tuyến mồ hôi này chứa nhiều axit béo và là “nguồn thức ăn” ngon cho các loài vi khuẩn. Khi bạn gặp căng thẳng, kích động, các tuyến mồ hôi ấy sẽ tiết ra axit béo ở dạng dịch thể, một khi gặp vi khuẩn trên da sẽ biến thành một loại axit béo không hòa tan, có mùi khó ngửi.

Cách xử lí:

Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch, hay dùng phèn chua phi lên tán thành bột, mỗi tuần xát 3-4 lần vào nách để khử mùi.

- Chỉ mặc áo bằng vải cotton dễ thấm mồ hôi. Dùng lăn khử mùi.

- Nếu bị nặng, bạn nên gặp các chuyên gia để được chữa trị bằng các phương pháp như: tiêm các chất như botox, dysport giúp làm giảm tiết mồ hôi tại chỗ tiêm; Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi vùng nách; Dùng tia laser chiếu chọn lọc vào tuyến mồi hôi vùng nách chúng phá huỷ vĩnh viễn các tuyến mồ hôi bị đốt.

3. Hôi chân

Tuyến mồ hôi có ở chân là tuyến mồ hôi tiết ra nước (eccrine) giúp thải nhiệt, thải chất cặn bã tương tự như bạn đi tiểu. Thành phần nước ra qua đường da này có 98-99% là nước và 1-2% là chất vô cơ, hữu cơ. Với các thành phần này, mồ hôi sau khi ra ở vùng chân, gặp môi trường bí do đi giày, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, phân huỷ chất hữu cơ trong thành phần mồ hôi và phân huỷ tế bào da tạo thành mùi hôi.

Cách xử lí:

- Cần thường xuyên vệ sinh chân, tránh ăn các gia vị nóng, dùng dép thoáng quai…

- Nếu các biện pháp trên không cải thiện được tình hình, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc làm tê liệt các nhánh thần kinh vùng lòng bàn chân bằng thuốc tiêm tại chỗ hoặc phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm.

Ngân Khánh

loading...
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]