Xử trí đúng viêm da do côn trùng

SKĐS - Ngay sau khi phát hiện côn trùng bám vào cơ thể thì tìm cách hất ra, không giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với chất dịch do côn trùng tiết ra.

15.6033

Ngay sau khi phát hiện côn trùng bám vào cơ thể thì tìm cách hất ra, không giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với chất dịch do côn trùng tiết ra. Khi đã phát bệnh thì không nên chạm tay vào vùng thương tổn rồi chạm vào vùng da khác.

Đối với vết thương nhỏ hẹp hoặc do vô tình miết  côn trùng thành vệt thì cần bôi hồ nước. Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối hoà loãng ngày 2 lần hoặc nước sạch để trung hòa hóa chất gây bỏng do côn trùng tiết ra. Có thể dùng thuốc chống viêm da, làm dịu  như kem kẽm, kem corticoid... theo chỉ định của bác sĩ. Không xát chanh, muối hoặc xà phòng vào chỗ da bị tổn thương. Đối với tổn thương rộng đỏ, sưng rát, ở gần mắt  cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

Đối với trẻ nhỏ, khi phát hiện viêm da do tiếp xúc cần rửa ngay vết đốt dưới vòi nước chảy sau đó đưa trẻ  đến cơ sở y tế để bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cách xử lý. Vì  việc giữ cho vết tổn thương da rất khó do trẻ không chịu được ngứa ngáy mà gãi gây ra hậu quả là vùng tổn thương lan rộng, dẫn đến bội nhiễm.

Không tự ý dùng thuốc, không dùng thuốc theo lời mách bảo, truyền miệng tránh nhiễm khuẩn và gây biến chứng.

Bác sĩ Mạnh Hùng

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh viêm da do tiếp xúc với côn trùng, các gia đình cần tạo thói quen mắc màn trước khi ngủ, soi kỹ các góc màn để tránh côn trùng… Kiểm tra kỹ áo quần, khăn mặt, thau chậu, nước tắm trước khi sử dụng; Ở nông thôn, miền núi nhà ở cần làm cửa chống côn trùng,...

Có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại vào những nơi có nguy cơ cao côn trùng sinh sống. Trồng một số loại cây  như: hương nhu, bạc hà, sả... có có khả năng xua đuổi côn trùng.

Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cần thiết. Những người từng bị dị ứng do tiếp xúc với côn trùng cần đặc biệt tránh xa côn trùng.

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]