Ăn tối muộn dễ gây đột quỵ, ung thư dạ dày

Ăn tối muộn hay ăn ngay trước giờ đi ngủ không chỉ khiến bạn hình thành thói quen xấu mà nó còn gây ra nhiều nguy hiểm khác đến sức khỏe mà bạn không thể ngờ tới.

0
Béo phì: Sau khi ăn xong bữa tối muộn, cơ thể bạn sẽ muốn được nghỉ ngơi và thường sẽ lên giường đi ngủ luôn trong khi thức ăn chưa được chuyển hóa. Lúc này, nồng độ của các axit amin, axit béo và đường trong máu sẽ tăng lên.

Cộng thêm việc ít vận động, nhiệt năng ít tiêu hao sẽ khiến các chất béo được tích lũy và dần dần làm cho cơ thể béo lên, gây béo phì.

Tăng huyết áp: Những người ăn tối muộn sẽ có xu hướng đi ngủ luôn. Điều này không chỉ làm tăng "gánh nặng" cho dạ dày mà còn dễ gây tăng huyết áp. Đồng thời khiến sự lưu thông máu chậm lại, rất nhiều máu sẽ được "gửi vào" các thành mạch, gây xơ vữa động mạch.

Tiểu đường: Thông thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, nó có tác dụng làm giảm đường trong máu. Việc ăn tối muộn cùng với ăn quá nhiều sẽ giảm lượng insulin sinh ra. Khi đó, lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường.

Sỏi tiết niệu: Việc ăn tối quá muộn, không vận động mà lập tức đi ngủ luôn khiến canxi trong thức ăn không được hấp thụ hết trong ruột, khoảng 70%-80% sẽ bị đào thải qua đường bài tiết.

Lúc này, nước tiểu sẽ tích lũy trong bàng quang, hàm lượng canxi trong nước tiểu không ngừng tăng lên, về lâu về dài sẽ hình thành sỏi tiết niệu.

Suy nhược thần kinh: Ăn tối quá muộn, lại ăn nhiều sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tụy sẽ truyền "thông tin" đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại.

Một khi "làn sóng phấn khích" lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới ác mộng. Tình trạng kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh.

Tăng nguy cơ đột quỵ: Một nghiên cứu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu công bố năm 2011 cho thấy, ăn tối muộn dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ cao.

Thay vào đó, hãy bảo đảm thời gian ngủ sau bữa ăn ít nhất là 60 - 70 phút, xác suất của bệnh đột quỵ có thể được giảm 66%.

Ung thư dạ dày: Theo một nghiên cứu của ĐH Tokyo Nhật Bản, 38,4% số dân sẽ mắc bệnh ung thư dạ dày nếu ăn tối quá muộn.

Các nhà nghiên cứu phân tích, tuổi thọ của các mô tế bào rất ngắn và thường được thay mới trong 2 - 3 ngày. Quá trình thay đổi này diễn ra chủ yếu vào ban đêm. Ăn tối muộn, dạ dày sẽ phải liên tục tiêu hóa, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ ung thư.

Để hạn chế những tác hại trên đối với sức khỏe, tốt nhất bạn cần thiết lập cho mình một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, chú ý đến tỉ lệ hợp lý giữa 3 bữa chính: sáng - trưa - tối (30% - 40% - 30%). Các loại thực phẩm trong bữa chính cần đủ 4 nhóm chất: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng.

Thời gian biểu ăn uống hợp lý: Ăn sáng sau khoảng 30 phút đến 1 giờ khi bạn thức dậy; Ăn trưa sau ăn sáng từ 3 đến 4 giờ; Ăn tối khoảng 4 đến 6 giờ sau khi ăn trưa. Khuyến khích ăn nhẹ vào buổi chiều vào 2 đến 3 giờ sau giờ ăn trưa.
Theo Giang Nam - Người lao động
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]