Bị động thai phải làm sao?

Mẹ bầu bị động thai phải biết xử trí kịp thời và đúng cách vì đây là biến chứng trong thai kỳ cảnh báo cho nguy cơ sảy thai phía trước.

0

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị động thai

Nguyên nhân dẫn đến động thai vào những tuần lễ đầu của thai kỳ khá nhiều. Trong đó có thể kể đến: Trứng đã thụ tinh gặp trục trặc, mẹ bầu mắc bệnh về máu, bất thường về tử cung như viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể xuất phát từ thể chất suy nhược, làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý, dinh dưỡng nghèo nàn.

Bà bầu bị động thai còn có thể đổ lỗi cho sự bất thường về nhiễm sắc thể, một số bệnh tật mãn tính như suy tim, bệnh thận, mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài các nguyên do chủ yếu từ cơ thể người mẹ, động thai cũng có thể do tinh khí của anh xã không đủ khỏe mạnh, dẫn đến thai không ổn định, dễ bị tổn thương.

Dấu hiệu bị động thai của mẹ bầu

Đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai thông thường không cò gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy mình bị đau bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc ít máu ở âm đạo, bà bầu nên nhanh chóng đi thăm khám để theo dõi và điều trị động thai kịp thời.

Thực tế, đa số bà bầu không hề biết sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn khác nhau. Khi bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung; cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu là sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo nặng hơn, cơn đau bụng cũng quặn hơn. Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài, không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.

Động thai rõ ràng là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn phát triển bình thường. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của động thai có thể được điều chỉnh, nếu mẹ bầu biết cách xử trí và cải thiện phù hợp.

Mẹ bầu bị động thai phải làm sao?

Nếu thấy các dấu hiệu trên, phải nằm nghỉ ngơi không xoa bóp bụng và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt các mẹ chú ý không quan hệ vợ chồng trong thời gian này, đồng thời cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung.


Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai.

Nên đọc

Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

Để phòng tránh động thai, mẹ hãy luôn giữ cho mình tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya. Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi... trong suốt quá trình mang thai.

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ. Khám thai định kì là biện pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

Thùy Linh (t.h)

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]