Tóc bị rụng nhiều phải làm sao?

Nhiều đấng mày râu lo lắng khi thấy tóc bị rụng nhiều bởi điều đó sẽ đe dọa vẻ điển trai của họ. Nếu không ngăn chặn kịp thời bạn sẽ bị hói, vậy phải làm sao? Hãy tham khảo các cách chữa rụng tóc sau do KhoePlus tổng hợp lại nhé.

15.6065

Thường những người bị hói thì tóc sẽ rụng nhiều tạo thành hình (rụng tóc androgen di truyền), đó là sự thưa dần của tóc và thường gặp nhất ở nam giới. Triệu chứng ban đầu là tóc ở vùng trán thưa dần về hai bên mái tạo thành hình dạng giống chữ "M". Phần còn lại có thể mỏng đi và ngắn dần, phần tóc ở sau gáy cũng bắt đầu trở nên thưa bớt.

Có hai dạng rụng tóc thành hình là rụng tóc ở trước trán và rụng tóc ở đỉnh đầu
(Ảnh minh họa)

Lượng tóc rụng phụ thuộc vào gen di truyền. Trong những trường hợp nặng, phần tóc thưa ở trán sẽ kéo dài đến đỉnh đầu và tạo thành hình vó ngựa ở hai bên. Có hai dạng rụng tóc thành hình là rụng tóc ở trước trán và rụng tóc ở đỉnh đầu

Nguyên nhân tóc rụng thành hình

Do di truyền

Theo thống kê có đến 95% nam giới mắc bệnh rụng tóc là do di truyền. Do hói là tính trạng trội nên những người con có cha bị hói không sớm thì muộn tóc bạn cũng sẽ rụng nhưng với mức độ khác nhau.

Căng thẳng

Khi bạn bị căng thẳng nặng và điều này xảy ra trong một thời gian dài, trong cơ thể sẽ sản sinh ra các hormon đặc biệt, làm rối loạn quá trình luân chuyển máu, làm chậm quá trình phát triển của tóc và gây ra bệnh rụng tóc ở nam giới.

Yếu tố nội tiết

Đây cũng một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh rụng tóc ở nam giới. Yếu tố nội tiết có thể xem là những phản ứng hóa học tự nhiên trên da đầu.

Yếu tố bệnh lý

Tóc rụng thành mảng, rụng đột ngột, rụng thành đường hoặc xuất hiện vết ửng đỏ, tróc vảy kèm theo đau có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Do bệnh tật căng thẳng, đại phẫu, hóa trị, xạ trị, rối loạn nội tiết, nấm, tác dụng phụ của thuốc, tróc da do bỏng.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống suy nhược, thuốc có chứa quá nhiều vitamin A, thuốc chữa bệnh gout và các biện pháp trị liệu bằng hóa học (như điều trị ung thư) đều có thể gây ra bệnh rụng tóc ở nam giới.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều

Để hạn chế tình trạng rụng tóc dẫn đến hói đầu có thể dùng nhiều phương pháp, bạn nên chủ động phát hiện sớm để điều trị ngăn ngừa sớm. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần cho da và tóc.  Nam giới nên hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo, ngọt và quá cay. Đồng thời tích cực bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt, can-xi như ngũ cốc, rau quả, đậu đen, vừng, trứng, sữa, thịt bò, thịt gia cầm… Những thực phẩm này có tác dụng kích thích các chất bôi trơn chân tóc, giúp tóc óng mượt và chắc khỏe.

Không hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguy cơ gây ra bệnh rụng tóc lớn nhất. Nicotin trong thuốc lá không những gây hại cho phổi, mà còn “tàn sát” mái tóc chắc khỏe của bạn.

Không làm việc quá lâu trước máy vi tính

Một vài nghiên cứu đã chứng minh, nam giới làm việc nhiều với máy vi tính có tỷ lệ bệnh rụng tóc rất cao, thậm chí là mắc chứng hói đầu. Nguyên nhân là do, khi tập trung quá lâu vào màn hình, trung khu thần kinh sẽ khá căng thẳng làm các tế bào thần kinh thực vật hoạt động hỗn loạn, chức năng co giãn mạch máu trên da suy giảm, vùng da quanh chân tóc cứng lại, không thể hấp thụ được các dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc.

Hãy để tinh thần bạn luôn được thư giãn

Rụng tóc ở nam giới không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các dưỡng chất, hơn thế nữa, nó còn do tác động nặng nề của yếu tố tâm lý. Tâm lý không thoải mái, luôn lo lắng bất an, mệt mỏi, cộng thêm áp lực công việc khiến nam giới thường hay mắc chứng mất ngủ… đều dẫn đến hậu quả tóc yếu, hay gãy rụng. Cần loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn

Sử dụng dầu gội phù hợp với từng loại tóc

Bạn nên chú ý khi gội đầu nên tránh để dầu gội đầu tiếp xúc trực tiếp với da dầu và phải gội thật sạch không để dầu gội còn sót lại trên đầu, vì như thế khi bụi bẩn bám vào sẽ làm tắc lỗ chân lông ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.

Chải đầu cũng phải đúng cách

Chải đầu không những làm tóc sạch hơn mà còn kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, nuôi dưỡng tóc làm tóc mọc nhanh hơn. Nhưng cũng cần chú ý chải đầu đúng cách như hướng chải đầu phải ngược phải hướng tóc chứ không phải xuôi theo chiều rủ xuống của tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.

Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc quá nhiều lần

Nhuộm tóc, duỗi tóc sẽ làm dễ làm cho tóc dòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc. Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt, hơn nữa trong khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá làm tế bào tầng dễ bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, dòn, dễ gãy

Theo kinh nghiệm dân gian

Bạn có thể dùng dầu dừa hoặc tinh dầu bưởi bôi trực tiếp lên mái tóc và chân tóc, mát xa nhẹ nhàng rồi để qua đêm, sáng hôm sau gội lại bằng nước ấm. Hãy thử 4 lần một tuần để cảm nhận sự khác biệt.

 

Lam Lê (tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]