Bí quyết chăm sóc cơ thể giúp loại bỏ chứng đau khớp kinh niên

GiadinhNet - Bước qua tuổi xế chiều, người già thường xuyên phải đối mặt với căn bệnh thoái hóa khớp. Thời gian đầu khi mắc bệnh, thoái hóa khớp diễn ra âm thầm bên trong, khi đã xuất hiện các triệu chứng đau tại các khớp, đi lại khó khăn là lúc bệnh đã bộc phát ra ngoài.

15.6061

Người cao tuổi không nên mang vác những vật nặng. Ảnh minh họa.

Thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của con người vì vậy cần phải sớm nhận biết và ngăn chặn kịp thời.

Thoái hóa khớp tăng theo tuổi

Khớp chính là phần tiếp nối giữa hai đầu xương trong cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng… Cơ chế của thoái hóa khớp là do sơ hóa các dây chằng, giảm tiết các dịch trong bao khớp, phì lại các đầu xương, tổn thương mất các sụn khớp, rồi chúng bị  rỗ và phá hủy. Mặt khác theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành thì khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.

Ngoài ra, yếu tố cơ giới cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh. Yếu tố này thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa khớp thứ phát, nó gồm: Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tì nén bình thường của khớp và cột sống. Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống. Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.
Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi. Theo thống kê của WHO cho thấy có 0,3 -  0,5% dân số thế giới bị bệnh khớp lý về  khớp, trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Ở Việt Nam khoảng 40 - 50% người trên 60 tuổi bị thoái hóa khớp. Có sự liên quan chặt chẽ giữa thoái hóa khớp và tuổi tác vì vậy tần số thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi. Thông thường  từ 15- 44 tuổi chỉ có 5% người bị thoái hóa khớp, từ 45 – 64 tuổi chiếm khoảng 25 – 30%. Trên 65 tuổi có tối 60 - 90% người bị thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp xảy ra ở nhiều khớp. Cụ thể, các vị trí thường bị thoái hóa cũng được thấy rõ theo tỷ lệ sau: Thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm 31,12%, cột sống cổ là 13,96%, nhiều đoạn cột sống chiếm  7,07%, khớp gối là 12,57%, khớp háng 8,23%. Thoái hóa các ngón tay 3,13%, riêng ngón tay cái  2,52% các khớp khác chiếm 1,87%.

Bệnh thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, khả năng lao động và đi lại của bệnh nhân. Nhất là khi bị thoái háo đốt sống cổ và thắt lưng thường dẫn đế thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh dẫn tới đau và hạn chế vận động. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động. Nhưng chủ yếu các bệnh nhân không biết và để bệnh nặng không chịu được mới đến bệnh viện kiểm tra và điều trị khi mới có triệu trứng thì lơ đãng bỏ qua.

Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, có bệnh nhân sau khi ngồi dậy dứng lên thấy đau, cái đau kéo dài liên tục nhiều ngày, không đi lại được phải dùng gậy chống nhiều ngày. Đến khi không thể chịu dựng được nữa họ mới đến bệnh viên. Khi đến khám thì bác sĩ thấy rằng bệnh nhân bị tràn dịch ở trong khớp gối và thấy khớp gối sưng. Các bác sĩ phải tiến hành chọc hút dịch trong các khớp gối ra, đồng thời tiêm các thuốc chống viêm chống đau toàn thân. Hay đơn giản có bệnh nhân cúi xuống bê vật gì đó nặng thì họ bị đau giật lên ở cột sống thắt lưng. Sau đó, họ không đứng thẳng lên được thậm chí phải bò thì người nhà đã phải khiêng tới bệnh viện vì đau quá. Khi đến viện, các bác sĩ tiến hành chụp chiếu mới biết là bệnh nhân này bị thoái hóa cột sống nặng có kèm theo thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn ép thần kinh và gây đau đớn.

Phương pháp luyện tập giảm thoái hóa khớp
 

Ths. bác sĩ Nguyễn Trung Anh


Như vậy cần sớm nhận biết mình đang mắc phải bệnh thoái hóa càng sớm càng tốt để có các điều trị và phòng chống kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề xảy ra. Bệnh thoái hóa thường dẫn tới các triệu chứng như đau khớp. Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều. Đau nhiều có co cơ phản ứng và đau tăng lên ở các bệnh nhân béo phì.

Triệu chứng thứ hai của thoái hóa khớp là biến dạng khớp làm cho trục bị lệch, gù, vẹo, cong, lõm. Ví dụ, chân đang thẳng khi bị lệch trục sẽ phình ra. Khi có dấu hiệu lệch trục thì cơ thể mất khả năng chịu tải dẫn đến cong vẹo. Ngoài ra, phù nề, sưng cũng là triệu chứng của thoái hóa khớp nhưng không kèm với nóng đỏ (biểu hiện của viêm khớp)

Thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, ngay khi đến tuổi có nguy cơ mắc chứng bệnh này thì cần có phương pháp phòng tránh. Trước hết, người già cần luyện tâp vận động một cách khoa học. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh còn giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động. Tuy nhiên cần luyện tập các bài tập phù hợp với thể lực và tình trạng thoái hóa khớp của mình để làm sao có thể duy trì khớp ở mức tốt nhất có thể. Ví dụ, những môn thể dục tốt cho khớp là đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, tập khí công, yoga, đạp xe.

Người bị thoái hóa khớp không nên cố gắng làm mang vác vật nặng quá sức. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm người cao tuổi đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những tổn thương lớn hơn trên mặt sụn khớp. Vì vậy nếu thấy vật nặng quá sức mình hãy kêu gọi sự giúp đỡ và tránh tập tạ. Nếu phải nâng hay xách đồ nặng thì cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Bên cạnh đó cần thay đổi tư thế thường xuyên. Không nên nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp và nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Nếu được hãy giữ cơ thể trong tư thế thăng bằng. Tư thế thăng bằng sẽ giúp bảo vệ các khớp, tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa. Vì thế, lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
 
Các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Vì vậy cần tạo cho mình cảm giác thoải mái, nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể và làm tổn thương khớp.

Về ăn uống, nên ăn những thức ăn dầu dinh dưỡng, chế độ ăn có nhiều can xi thông qua các thức ăn, đặc biệt là các sản phẩm sữa, hoặc bổ sung uống các loại bổ sung canxi và vitamin. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp tránh thừa cân và béo phì, nếu béo phì thì phải giảm cân. Nếu đau nặng thì uống thuốc chống đau Còn trường hợp đau đớn kéo dài gây hạn chế vận động nhiều thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viên. Những người làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm nên kiểm tra định kỳ.
 
Thoái hóa đốt sống cổ gây bại liệt

Những người hoạt động trong lĩnh vực văn phòng có nguy cơ rất cao bị căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ hành hạ. Theo các chuyên gia, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có nguy cơ bị bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi. Triệu chứng do đau thoái hóa đốt sống cổ là đau từ cổ xuống vai và dọc cánh tay hoặc cả hai bên, chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
 
Th.S - bác sĩ Nguyễn Trung Anh
(Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương)
 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]