Gánh nặng đột quỵ đang chuyển sang người trẻ

Dân trí Tử vong, tàn phế và bệnh do đột quỵ có thể tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030 và ngay cả người trẻ cũng bị đột quỵ, một phần là do lối sống không lành mạnh.

15.5976


 

 

Theo hai nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y học The Lancet thì số ca đột quỵ ở những người trong độ tuổi từ 20 - 64 đã tăng 25% trong 20 năm qua và hiện chiếm tới 31% tổng số ca bệnh, so với 25% trước năm 1990.

 

Số bệnh nhân dưới 75 tuổi chiếm 62% số trường hợp đột quỵ mới, 45% số tử vong và 72% số trường hợp bệnh tậttàn phế.

 

Các nhà nghiên cứu cho biết mỗi năm có hơn 83.000 người trong độ tuổi 20 trở xuống bị đột quỵ  - chiếm khoảng 0,5% tổng số.

 

Họ cảnh báo rằng sự dịch chuyển trong gánh nặng bệnh đột quỵ sang người trẻ sẽ còn tiếp tục nếu không có những bước đi cấp thiết để hướng người dân tới việc cải thiện lối sống không lành mạnh -  chủ yếu là giảm muối, calo, bia rượu và thuốc lá.

 

Nghiên cứu cho thấy trong năm 2010, 61,5% số trường hợp tàn phế và 51,7% số tử vong là do chảy máu não – xảy ra khi các mạch máu yếu bị vỡ, chủ yếu do huyết áp cao và lối sống không lành mạnh.

 

“Phần lớn bệnh nhân dưới 75 tuổi và sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi tỷ lệ mắc mới đột quỵ do chảy máu đã tăng khoảng 19%”, nghiên cứu cho biết.

 

Đột quỵ do chảy máu não chỉ bằng một nửa đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu) mà nguyên nhân là do tắc mạch cung cấp máu cho não.

 

Nghiên cứu cảnh báo từ nay đến năm 2030, tàn phế, bệnh tật và tử vong do đột quỵ sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới, nhất là ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

 

“Điều này một phần là do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn không lành mạnh, cao huyết áp, béo phì, lười vận động và hút thuốc lá tại những nước này”.

 

Cẩm Tú

Theo channelnewsasia

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]