Phòng tránh đột quỵ ở người trẻ

Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện.

15.6013

Biện pháp ngăn chặn đột quỵ ở người trẻ

Theo Thanh niên, các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện...

Đột quỵ ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

(Ảnh minh họa)

Chia sẻ trên Vnexpress, PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, để ngăn chặn đột quỵ, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây ra đột quỵ não, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Triệt để lối sống lành mạnh như: bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, thực hiện chế độ ăn giảm tinh bột và các chất béo, mỗi ngày ăn không quá 5 gam muối, với những người dư cân béo phì phải thực hiện chế độ ăn nghèo năng lượng và giàu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó cấn phải tăng cường vận động ít nhất 30 phút ngày và 5 ngày một tuần, định kỳ kiểm tra huyết áp, đường máu, mỡ máu phát hiện và điều trị sớm các chứng bệnh này.

Cũng theo Tuổi trẻ, dưới đây là những giải pháp các chuyên gia chia sẻ để chúng ta chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình:

- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày vào sáng hoặc tối. Các bạn làm việc văn phòng nên đi lại, vận động nhẹ 5-10 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc. Việc này không chỉ giúp cơ thể đỡ mệt mỏi mà còn giúp máu huyết lưu thông đều hơn.

- Hạn chế dung nạp chất kích thích như thuốc lá, bia rựơu. Riêng rượu vang đỏ nếu dùng với liều lượng hợp lý, khoảng 1 ly nhỏ, mỗi ngày thì vẫn rất tốt cho tim mạch vì có chứa chất resveratol.

- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya.

- Cố gắng cân bằng thời gian học tập, làm việc và giải trí để giảm tải áp lực công việc và tăng chất lượng cuộc sống.

- Uống đủ nước mỗi ngày để máu lưu thông dễ dàng hơn đến các bộ phận.

- Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều mỡ, chất béo bão hòa. Trong bữa ăn hằng ngày, khi chiên xào, nấu nướng nên sử dụng dầu đậu nành vì dầu đậu nành có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, đặc biệt là cholesterol xấu trong máu.

Bệnh tim mạch nói chung và đột quỵ nói riêng được xem như “sát thủ thầm lặng”, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Quá nhiều người trẻ tuổi, giàu ước mơ và hoài bão đã phải chấm dứt cuộc sống của mình chỉ vì những “lầm tưởng” tai hại. Như đã nói, bệnh tim mạch tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng tránh được.

Vì vậy, đừng chần chừ mà hãy hành động ngay hôm nay, khởi đầu bằng việc cung cấp kiến thức đúng đắn về bệnh tim mạch và đột quỵ, để từ đó áp dụng các lời khuyên của bác sĩ vào sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày cho một trái tim khỏe.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]