Không nên tùy tiện dùng thuốc trị bệnh Eczema

Sử dụng thuốc trị bệnh Eczema phải tùy theo độ tuổi và mức độ tổn thương của bệnh.

15.6139

Nguyên nhân của bệnh Eczema

Theo Wikipedia, Eczema (tên y học của bệnh chàm) là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh.

Bệnh Eczema dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa, vì tổn thương tái diễn lâu ngày da sần sủi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa.

Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn n­ước và ngứa. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, do: nội giới, ngoại giới như­ng bao giờ cũng có vai trò thể địa dị ứng. Về mô học có hiện tư­ợng xốp bào (Spongiosis). Eczema là bệnh ngoài da phổ biến, là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn khó khăn.

Điều trị Eczema bằng thuốc

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: cơ địa và dị ứng nguyên. Có thể chia làm hai loại chàm: chàm khô và chàm ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm).

Những người có biểu hiện chàm khô thường nứt nẻ, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa...Việc điều trị bệnh chàm hiện còn là một vấn đề khó khăn, chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp chàm có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin...) và bôi các dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian...

Cũng có thể dùng kháng sinh dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Khi tắm rửa, cần tránh cào gãi, chà xát, tránh rửa bằng xà phòng nơi bị chàm. Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước để tắm.

Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin... Các thuốc mỡ chứa corticosteroid có thể sử dụng để bôi trên tổn thương chàm khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp chàm nhiễm khuẩn.

Không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân chàm nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...

Việc dùng thuốc trị chàm phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Do tính chất của bệnh còn phức tạp và liên quan đến cơ địa từng người, môi trường sống, không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh, sẽ thúc đẩy bệnh nặng hơn.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]