Kiểm soát tài chính bằng cách nào?

Tiền, đó là “một phần tất yếu của cuộc sống”. Nếu không biết cách đưa tiền vào khuôn khổ, bạn đừng mơ có một cái két sắt như ý. Sau đây là vài cách giúp bạn quản lý túi tiền.

15.5706

Đừng tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được

Nhiều người, kẻ cố tình, người vô ý, thường tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được, Làm 5 ăn 10, sẽ khiến bạn trở thành... chúa chổm do ngân sách thâm hụt dần.

Nếu không ngưng thói quen xấu này, bạn sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Hãy thử làm ngược lại, làm 10 ăn 5 xem sao. Ban đầu, có thể bạn cảm thấy mình túng thiếu, eo hẹp trong tiêu xài. Nhưng khi nhìn lại số tiền tích lũy được, bạn sẽ cảm thấy vui, có động lực để tiếp tục “chiến đấu” trêm mặt trận... để dành.

Hãy tiết kiệm từng chút một và thường xuyên hơn

Giả sử, một ngày bạn để dành 2.000 đồng, một tháng bạn có 60.000 đồng. Điều này còn tốt hơn là một ngày chẳng có đồng nào. Vì vậy, đừng nghĩ rằng, số tiền nhỏ thì cứ xài cho kỳ hết, giữ làm gì. “Kiến tha lâu đầy tổ” đấy bạn”.

Thêm một điều nữa, hãy kiên nhẫn thực hiện việc dành dụm một cách thường xuyên, đừng “bữa đực bữa cái”, rốt cuộc chẳng có đồng nào.

Hãy để dành tiền càng sớm càng tốt

Không cần bạn phải đủ tuổi hay phải làm ra thật nhiều tiền mới nghĩ đến việc để dành. Nên học tính tiết kiệm bất cứ lúc nào bạn có thể.

Từ lúc còn trẻ, hãy thôi quẳng tiền vô tội vạ vào những trò chơi vô bổ. Tất nhiên, không ai bảo bạn cứ ru rú trong nhà, nhưng cần có kế hoạch sáng suốt để chơi đúng mực.

Cân đối thu chi

Cuộc sống sẽ chán ngắt nếu bạn chỉ biết giữ bo bo, xem việc đếm tiền là niềm vui. Có làm ra tiền, có tiêu xài mới tạo được động lực khiến bạn làm việc, kiếm tiền nhiều hơn.

Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà tiêu xài quá độ. Cuộc sống sẽ thật thoải mái nếu bạn biết cân đối đồng ra đồng vào.

Ưu tiên hàng đầu

Cần cân nhắc nhưng gì cần thiết mới mua và gạt bỏ những món “râu ria”. Ngay cả khi tháng này có thêm thu nhập, bạn cũng không nên tiêu xài quá lố. Nhu cầu của con người sẽ không bao giờ đủ. Vì thế, chính bạn là người cần biết giới hạn nó.

Dùng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan

Chiếc thẻ tín dụng thường tạo cho bạn ảo giác rằng mình có nhiều tiền. Nếu cứ ”kéo” nó thả cửa, bạn sẽ lâm vào cảnh “âm” tiền lúc nào không hay.

Tạ Ngọc Phúc (TT&GĐ)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]