Làm sao khi con lười học?

Có nhiều đứa trẻ rất thông minh nhưng lại lười học. Đây là vấn đề làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huyen. Bố mẹ hãy tìm hiểu kỹ và chọn những phương pháp giáo dục phù hợp với con

0
  • 1

    Việc trước tiên các bậc cha mẹ nên nói chuyệntìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao con lười học, Đôi khi nguyên nhân rất đơn giản tại bố mẹ chăm con quá làm con ỉ lại hoặc quá nuông chiều con, không nên cho trẻ mang đồ chơi đến lớp hay vừa học vừa chơi, chú ý đến sức khỏe của trẻ, trẻ ốm yếu cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó học.

  • 2

    Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con lười học, sợ học bố mẹ nên nói chuyện với con (đừng coi con còn quá bé không biết nói chuyện). Qua buổi nói chuyện một cách nghiêm túc hãy xác định tầm quan trọng của việc học đối với con. Hãy kể cho con nghe những điển hình học tốt và những thành công của họ cũng như nêu những nhân vật không học đến nơi đến chốn, cuối cùng phải gánh chịu hậu quả. Hãy cho con thấy nếu việc con học chăm, học giỏi sẽ được những lợi ích gì từ việc ở lớp được các bạn khâm phục, được cô giáo yêu mến, ở nhà bố mẹ sẽ vui hơn, để khuyến khích con tự giác học…

  • 3

    Đặc biệt nên khuyến khích động viên trẻ tự giác học tạp, nên khen và động viên trẻ đúng lúc có thể bằng những phần thưởng mà con thích. Dạy trẻ rất cần sự nghiêm khắc nhưng không nên nạt nộ, đánh mắng trẻ khiến trẻ mất tâm lý, trở nên sợ học. Khi con bị điểm kém bố mẹ cũng không nên rầy la nhiều mà hãy cùng con phân tích tại sao con bị điểm kém và hướng dẫn con cách khắc phục.

  • 4

    Bố mẹ củng rất cần lập thời gian biểu cho trẻ chủ động trong các khoảng thời gian của mình. Không nên bắt  ép trẻ học quá muộn, thời gian học không nên kéo dài quá khiến trẻ không thể tập trung. Nên hướng dẫn trẻ học và ôn bài từ dễ đến khó, từ những môn trẻ yêu thích hơn dần đến các môn khác, không nên bắt ép trẻ quá mức, đặc biệt có những hôm trẻ ốm, mệt sức khỏe không đảm bào nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.

  • 5

    Trong thời gian này phụ huynh cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường thông qua trao đổi và hợp tác với giáo viên để có sự điều chỉnh phù hợp từ học tập ở nhà đến rèn luyện ở trường giúp trẻ vượt qua thời gian đầu chưa quen với những thay đổi. Sau khi trẻ đã từ bỏ được những thói quen xấu và dần đi vào nề nếp lúc đó bố mẹ và giáo viên có được thành quả như mình mong muốn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]