Mẹo đơn giản giúp mẹ "bắt" bệnh khi bé bị sốt

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân, chỉ cần tinh ý một chút với các triệu chứng của trẻ, mẹ sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị sốt để có cách xử lý thích hợp...

15.5841

Nóng quá

Mặt nhiều mồ hôi, tóc dính bết, nổi rôm sảy, cáu kỉnh, kém hoạt động. Có thể do bé ngồi dưới ánh nắng mặt trời, trong ôtô kín cửa, phòng không thông gió hoặc được mặc nhiều quần áo.

Cảm cúm

Chảy nước mũi, ho, đau họng, đau cơ, tiêu chảy, nôn trớ, kém bú. Đột nhiên sốt cao (lên tới 39ºC). Mùa cúm là tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

Cảm lạnh

Nước mũi có dịch trắng trong hoặc chuyển sang màu vàng, xanh hay xám. Bé vui chơi, ăn uống bình thường cho đến khi hạ sốt. Nếu bé kém ăn, tỏ ra lờ đờ thì dấu hiệu bệnh đã nặng.

Nhiễm trùng tai

Đau tai, quấy khóc, thường dùng tay kéo tai, sốt đến gần 39ºC, có thể kèm theo nôn trớ (hoặc tiêu chảy), kém bú. Trường hợp nặng, có chất dịch màu vàng hoặc trắng chảy ra từ bên trong tai. Nhiễm trùng tai thường xảy đến sau khi bé mắc cảm lạnh.

Chứng chân, tay, miệng

Xuất hiện nốt phồng da trong miệng, lòng bàn tay - chân (có thể ở mông). Sốt nhẹ, đau họng, kém bú. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Chứng ban đào

Sốt cao, kéo dài 2-5 ngày, chảy nước mũi kèm theo. Những nốt màu hồng xuất hiện ở khắp thân, sau đó, lan xuống cổ, mặt và cánh tay. Phổ biến với những bé từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi.

Bệnh về thanh quản

Cơn ho sâu, thở khó, phát ra âm thanh khi thở, xuất hiện những triệu chứng như bị cảm.

Nhiễm trùng đường tiểu

Cáu kỉnh, đặc biệt lúc đi tiểu. Nước tiểu đục, có thể lẫn máu, mùi chua. Thỉnh thoảng, kèm theo nôn trớ hoặc tiêu chảy. Có khi chỉ sốt, không có triệu chứng khác.

Viêm phế quản

Triệu chứng của cảm như ho nhẹ, chảy nước mũi, sốt nhưng dấu hiệu đặc trưng là thở khò khè, nhịp thở nhanh hoặc phải gắng sức khi thở.

Viêm phổi

Cơn ho sâu như tiếng động vật sủa; khó thở, thở ra âm thanh, nghe rõ từng nhịp thở khi hít vào – thở ra. Thường kèm theo sốt nhẹ hoặc không sốt, phổ biến với bé dưới 5 tuổi.

Viêm dạ dày

Sốt là triệu chứng đầu tiên, tiếp theo với các dấu hiệu ớn lạnh, đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy.

Nhiễm trùng máu

Sốt cao, có thể kèm tiêu chảy, nôn trớ, cáu kỉnh. Thỉnh thoảng, triệu chứng duy nhất của bệnh là sốt.

Viêm màng não

Sốt, nôn trớ, quấy khóc, kém bú, có những đốm phồng trên đầu.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt?

Khi trẻ bị sốt nhẹ:

Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.

Khi trẻ bị sốt vừa:

- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,5oC hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2oC so với thân nhiệt trẻ. Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.

Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao:

Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ khám tại cơ sở y tế.

Khi nào thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?

Do sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt từ 38oC trở lên. Trên thị trường có nhiều thuốc hạ sốt có thể sử dụng cho trẻ, trong đó các thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Các bước cần làm khi trẻ bị sốt cao so giật

Bước 1: Làm thông đường thở

- Đặt trẻ nằm nghiêng bên: Đàm nhớt chảy ra ngoài tránh tắc đường thở.

- Hút đàm nhớt nếu có sẵn dụng cụ hút.

Bước 2: Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt

- Cởi bỏ quần áo.

- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt Paracetamol liều 10mg/kg/lần (6 tháng – 1 tuổi: 1 viên 80mg; 1-5 tuổi: 1 viên 150mg)

Bước 3: Lau mát hạ sốt

- Nhúng khăn vào nước ấm (như nước tắm bé) hoặc nước thường, vắt ráo. Đặt ở nách, bẹn và lau khắp người. Thêm nước ấm vào nếu cần.

- Thay khăn mới mỗi 2-3 phút.

- Ngưng lau mát khi nhiệt độ nách < 38oc.="">

Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Những trường hợp nào thì phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.

- Sốt trên 40,1oC

- Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.

- Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.

- Trẻ li bì, khó đánh thức.

- Cổ cứng.

- Có bất kỳ phát ban da nào.

- Trẻ khó thở, và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.

- Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.

- Nôn mọi thứ.

- Tiêu máu, ói máu.

- Trẻ bị co giật.

- Trẻ trông rất yếu và mệt.

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:

- Trẻ từ 2-4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác).

- Sốt trên 40oC (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).

- Trẻ đau khi đi tiểu.

- Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.

- Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.

- Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt

Không nên:

- Ủ ấm trẻ.

- Lau trẻ bằng nước đá lạnh, cồn, dấm.

- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.

Ngọc Anh (Tổng hợp)/ Theo ĐSPL

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]